Râu Ngô hay còn gọi là Râu Bắp, là món ăn ngon, bổ dưỡng được sử dụng rộng rãi từ bao đời nay. Món ngô luộc, ngô nướng, ngô xào… Nhưng ít ai giữ lại râu ngô vì nghĩ nó vô dụng và thường bỏ đi. Nhưng sự thật sau đây cho thấy mọi người đang vứt đi “thần dược” mà không ai hay biết. Hơn hết, nó là thức uống giải nhiệt cực tốt cho người thường xuyên dùng kích thích và nóng trong người.
Râu ngô là gì?
Râu ngô thường là phần bị bỏ đi bám trong quả ngô. Ở thời xưa, người ta thường dùng râu ngô phơi khô để quấn làm thuốc lào hút. Nhưng về gần đây, người ta phát hiện có tính vị cần thiết sử dụng trong đông y. Có tác dụng trong điều trị và hỗ trợ một số chứng bệnh hiệu quả.
Phân bố và thu hái, chế biến
Ngô có nguồn gối từ Châu Mỹ. Sau đó phân bố rộng rãi sang khắp các quốc gia để làm lương thực và làm thuốc. Ở nước ta, ngô được trồng nhiều nhất ở các vùng nông thôn miền Bắc. Người ta thường thu hái trái ngô và sau đó sẽ lấy bắp riêng và râu ngô riêng.
Sau khi thu hái, chúng thường được phơi khô, loại bỏ các sợi râu đen, râu hỏng, giữ lại những sợi màu nâu óng mượt . Phơi khô xong sẽ đem đi đóng gói, tránh những nơi ẩm ướt. Cũng có thể dùng tươi rất tốt nếu có điều kiện và sẽ giữ được nhiều hoạt chất tốt có trong râu ngô hơn.
Thành phần có trong râu ngô
Ngô có nguồn gốc từ Hoa Kỳ thường được dùng làm thực phẩm cho người và cả gia súc. Với hàm lượng tinh bột cao, thời xa xưa mọi người không dùng gạo mà dùng ngô xay bột ăn thay cơm, thay món ăn. Điều đặc biệt, đối với cây ngô có thể sử dụng được mọi bộ phận như lá, thân, cùi được dùng cho gia súc như bò, dê ăn, quả dùng làm thực phẩm.
Theo y học trong râu ngô có chứa các thành phần giúp thanh nhiệt, giải độc. Với tính bình và vị ngọt tự nhiên giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, làm đẹp và chữa nhiều bệnh hiệu quả.Trong đông y, thì râu ngô được cho là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, râu ngô chứa hỗn hợp nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết, giúp bồi bổ cơ thể và chống oxy hóa cao, nhất là ở phụ nữ.
Trong râu ngô được nghiên cứu có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác, nhất là B6 nên khi luộc ngô, một phần trong râu ngô làm nước ngọt hơn. Theo lương y Quốc Trung, râu ngô có vị ngọt, tính bình can, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, không có loại thực vật nào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như loại thảo dược này.
Những công dụng thực sự đến từ râu ngô
Tác dụng dược lý của râu ngô hay còn có tên là Ngọc mễ tu thường được sử dụng để lợi tiểu, điều trị cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan gây cản trở bài tiết mật, thấp khớp, viêm đau khớp, tiểu đường,.. Ngoài ra, Râu ngô còn được sử dụng kết hợp với Vitamin K để cầm máu.
- Những người bị sỏi thận hay sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu khi sử dụng râu ngô một thời gian sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat, giúp bệnh tình cải thiện đáng kể mà không cần nhiều đến sự can thiệp của thuốc tây.
- Chống oxy hóa: Người ta thường thu mua râu ngô để nấu nước uống thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống oxy hóa, nhất là đối với làn da phụ nữ. Kéo dài tuổi thanh xuân và tăng cường thể lực, sinh lực.
- Thanh nhiệt, giải độc: nóng trong người do thời tiết, ăn đồ cay nóng, chất kích thích và tiếp xúc nhiều với khỏi bụi, chất độc hại làm cơ thể bị nóng gây mụn nhọt… Sử dụng râu ngô nấu nước uống thường xuyên giúp cơ thể đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể, thanh nhiệt, mát gan và giải độc.
- Điều chỉnh huyết áp: So với người bị huyết áp thấp thì huyết áp cao đáng lo ngại hơn khi dễ dẫn đến đột quỵ. Chính vì thế mà việc kiểm soát huyết áp cao cực kỳ quan trọng. Trong khi đóhàm lượng flavonoid có trong râu ngô giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể, mức độ natri trong cơ thể cao có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.
Mọi người có thể dùng râu ngô sắc với nước, sắc 3 còn 1 để uống. Uống hằng ngày 1-3 lần, mỗi lần khoảng 200ml là tốt nhất để điều chỉnh huyết áp cho người cao huyết áp.
- Tăng cường chức năng cho người bị bệnh đường tiết niệu: Râu ngô có chất chống viêm và tiêu khuẩn cho người bị viêm đường tiết niệu. Do tính khử trùng và lợi tiểu của râu ngô có thể ngăn ngừa và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như kim tiền thảo, mã đề để uống hằng ngày.
- Hỗ trợ giảm cân: Trong râu ngô có làm lượng calo thấp lại cung cấp đủ năng lượng nên cực kỳ phù hợp với người giảm cân. Người thừa cân thường thèm ngọt thì râu ngô lại là giải pháp hoàn hảo.
- Hỗ trợ bệnh về hô hấp: Trà nấu từ râu ngô giúp làm sạch đường hô hấp, giảm viêm cổ họng và trị cảm hiệu quả. Trà râu ngô giúp tiêu đờm, chống viêm, giảm họ.
- Trị bệnh xuất huyết: Những người bị băng huyết, xuất huyết hay đái ra máu thì nên dùng thường xuyên nước nấu từ râu ngô để làm giảm tình trạng trên.
- Đẹp da: nước râu ngô khi sử dụng thường xuyên sẽ lợi tiểu, giúp đẩy các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm thiểu quá trình đau bụng trước kỳ kinh, thải bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thểm, cho làn da sáng đẹp từ bên trong.
- Trị ho ra máu: Nấu râu ngô cùng được phèn với tỷ lệ 1:1. Mỗi ngày uống hai lần, kiên trì trong vòng 1 tuần để cảm nhận bệnh thuyên giảm.
- Trị vàng da, xơ gan: dùng râu ngô, nhân tràn và cỏ ngọt theo tỷ lệ 1:1:3 sắc uống liên tục trong một tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Râu ngô chống mất ngủ: Râu ngô chứa các chất chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa tình trạng đau đầu. Tình trạng khó khăn do cơ thể không thể kích thích được, cơn đau nhiều dẫn đến việc khó ngủ, không thể ngủ được. Uống nước râu ngô cải thiện chức năng tuần hoàn và xương khớp, giảm độ cứng ở phần vai và cổ, hàm…
- Râu ngô hỗ trợ chữa tiểu đường: Râu ngô có thể đun nước uống riêng, hoặc cho thêm một số nguyên liệu khác như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, đun uống chung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Cải thiện tình trạng loãng máu: Tình trạng này tuy nghe đơn giản những khá nguy hiểm vì khi bị thương máu khó đông, dễ bị mất máu nhiều. Do đó mà sử dụng nước râu ngô hay trà râu ngô để cải thiện tình trạng ra máu nhiều hay loãng máu.
Nhưng lưu ý khi dùng râu ngô
- Nếu không đảm bảo có thể có sẵn râu ngô tươi sử dụng đều đặn hằng ngày bạn có thể dùng râu ngô đã phơi khô để dùng dần. Nhưng không nên quá làm dụng. Không nên sử dụng quá 10 ngày liên tục.
- Phụ nữ có thai cần lưu ý tính lợi tiểu từ râu ngô. Bản chất phụ nữ mang thai đã phải đi tiểu nhiều, nếu sử dụng nhiều nước râu ngô dễ phải đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng đến nước ối có sẵn.
- Đối với trẻ nhỏ cũng không nên cho sử dụng quá nhiều nước râu ngôsẽ làm mất ‘cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali..
- Chọn nguồn cung cấp Râu ngô chất lượng và uy tín. Bởi vì Râu ngô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
- Rửa sạch Râu ngô trước khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các loại hóa chất khác.
- Chọn sản phẩm Râu ngô có sợi to, bóng, mượt, màu nâu óng như nhung.
- Không uống quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng liên tục hơn 10 ngày.
- Phụ nữ có thai cần trao đổi với thầy thuốc để sử dụng Râu ngô một cách an toàn.
- Cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.
- Không dùng thay nước lọc cho trẻ nhỏ.
Xem thêm: Rượu Chuối Hột cải thiện hệ tiêu hóa, chữa sỏi thận, mất ngủ.
Râu ngô là loại dược liệu thân thiện và dễ tìm kiếm đối với bà con nông dân. Chính vì thế nên tận dụng các hoạt chất quý có trong râu ngô để hỗ trợ sức khỏe. Tránh lạm dụng quá mức nhất là với những người bị bệnh về đường huyết. Lựa chọn nơi bày bán và cung cấp uy tín, có quá trình sơ chế và bảo quản an toàn.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/