Cây khổ sâm hay còn gọi là sâm đắng, cây cù đen thoạt nhìn cây có dáng khá đẹp mà có một số nơi trồng làm cảnh. Cây sâm đất kiểu thân bụi mọc tỏa có hoa trắng nhỏ trông khá đẹp. Nhưng sự thật đằng sau đó, lá khổ sâm lại được cho là thần dược tốt cho sức khỏe, chữa các bệnh liên quan đến dạ dày mà phần đa dân số Việt Nam đang mắc phải.
Mô tả đặc điểm cây khổ sâm
Khổ sâm thuộc dạng cây bụi chủ yếu dùng lá. Lá có dáng thuôn nhỏ hình bầu dục dài, mặt dưới có màu phấn trắng, mặt trên màu lục thẫm nhìn như có lớp phấn trắng, lá đơn mọc đối xứng dài 5 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm. Khi thu hoạch lá đem phơi khô sẽ thể hiện rõ màu trắng phấn ở mặt dưới lá hơn, rất dễ phân biệt. Cây cho cụm hoa trắng hơi ngả vàng li ti ở ngọn mỗi cành hoặc ở nách lá. Hoa đực gồm 5 lá dài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hơi đỏ.
Cây khổ sâm Bắc bộ có chiều cao khoảng gần 1m, có 2 lá cây sẽ mọc gần như đối nhau trên cành cây hoặc mọc thành từng vòng một khoảng 3 đến 4 lá. Lá khổ sâm tươi có chứa nhiều lông ở mặt trên và dưới của lá, đem phơi khô thì mặt trên của lá có màu nâu đen còn mặt phía dưới có màu hơi bạc. Khổ sâm có quả màu đỏ hung và một chút lông màu trắng bao phủ xung quanh.
Tìm hiểu: Chè dây chữa viêm loét dạ dày HP, viêm đại tràng, đau bụng,suy nhược
Cây khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae, trong dân gian còn được gọi là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái). Ở một số nơi thuộc Bắc Bộ thường trồng trong chậu làm cảnh, vừa làm thuộc vì tuýp cây mọc dạng như Thủy Tiên khá đẹp, dễ sống và sinh trưởng mạnh. Vì cây khổ sâm thường được tìm thấy mọc hoang và nhân giống.
Tác dụng dược lý của khổ sâm cho lá
Theo y học cổ truyền
Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, lợi niệu, sát trùng. Điều trị chủ yếu chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da…
Theo y học hiện đại:
- Chống oxy hóa, chống viêm, giúp giảm đau, chống dị ứng.
- Làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch và hỗ trợ làm hạ lipid máu.
- Loại bỏ đờm trong họng, đồng thời làm giảm triệu chứng hen suyễn.
- Nước sắc dược liệu được cho là có tính kháng khuẩn khá mạnh. Có khả năng ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ. Cùng với đó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại nấm ngoài da.
Thành phần và công dụng của khổ sâm
Trong khổ sâm có chứa nhiều thành phần dược tính hỗ trợ tốt cho một số bệnh gồm 1 số Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol… Có khá nhiều các hãng thuốc sử dụng khổ sâm trong thành phần để hỗ trợ các bệnh về dạ dày, tiểu đường…
- Chữa đau bụng lâm râm, đau bụng sau khi ăn, đi ngoài phân sống, đầy bụng, khó tiêu: Hái mỗi thứ 1 nắm nhỏ tầm 30gr gồn lá khổ sâm, dây ngấy hương đem rửa sạch phơi khô, thêm 3 lát gừng sao vàng sắc lấy nước uống đều đặn trong ngày, trên 2 tuần sẽ thấy tình hình bệnh cải thiện.
- Chữa loét dạ dày tá tràng: Sử dụng 12gr mỗi loại gồm lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần. 10gr mỗi loại gồm lá khôi, chút chít đem rửa sạch, phơi khô và tán bột, mỗi ngày pha 1 lượng nhỏ với nước đun sôi, khuấy đều và uống như chè, 3 lần/ngày.
- Chữa vẩy nến, nấm trên da, lang ben: 15g mỗi loại bao gồm khổ sâm, huyền sâm, Kim ngân, Sinh địa, quả Ké 10g tất cả đem tán bột vo làm thành viên bằng mật ong hoặc hồ giấm, ngày uống 1 viên 20gr trước khi ăn
- Khổ sâm trị loạn nhịp tim, thanh tâm thỏa: Đem 30g khổ sâm, ích mẫu cùng 6g chích thảo sắc với 600ml nước thành 1 thang thuốc 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Khổ sâm chủ trị bệnh động mạch vành, viêm cơ tim và ngoại tâm thu: cây khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Đem tất cả nguyên liệu đi xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.
- Cây khổ sâm chữa bệnh tiêu hóa: Trong dân gian, hạt khổ sâm còn được gọi là hạt cây cứt chuột. Sử dụng hạt cây khổ sâm làm thuốc chữa bệnh có tác dụng cực lớn giúp cải thiện tình trạng táo bón, kiết lỵ, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng âm ỉ….Khi kết hợp với một số thảo dược khác trong tự nhiên, hạt và lá của khổ sâm còn giúp trị chứng bệnh đau bụng không rõ nguyên nhân, bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày…
- Điều trị lỵ, đau bụng đi ngoài gây mất nước: Lá khổ sâm, lá phèn đen mỗi thứ một nắm đem rửa sạch phơi khô, có thể sao vàng lên sắc uống cùng 1 Lít nước. Nếu không có phèn đen có thể thay bằng cỏ sữa, lá mơ lông, mỗi loại 10 g sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần uống.
- Điều trị nổi mẩn ngứa toàn thân: Dùng lá khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay hoặc lá rau mướp đắng rừng, lá trầu không, nấu nước để xông từ 15-20 phút sau đó dùng nước đó để tắm rửa. Làm liên tục từ 10 ngày là sẽ khỏi hẳn.
- Trị mụn, thu nhỏ lỗ chân lông: Lấy nắm lá khổ sâm đem rửa sạch giã nát lấy nước thoa lên da lưu lại trong 10 phút sau đó rửa sạch. Nước sắc khổ sâm không những trị mụn mà còn làm se lỗ chân lông và mịn màng hơn.
- Khổ sâm dầu dừa tốt cho làn da: Đem khổ sâm kết hợp với tinh dầu dừa là một thành phầm có rất nhiều lợi ích như chữa bệnh, hạn chế côn trùng cắn và làm làm mịn da. Đây là phương pháp được rất nhiều chị em ưa dùng và thực hiện.
- Trị đi ngoài ở trẻ: Hái một nắm lá khổ sâm tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng vớt lên để ráo nước. Tiếp đến đem lá đi chần qua nước sôi khi thấy vừa ỉu lại là được. Vớt xác lá khổ sâm ra thêm vài hạt muối rồi giã nát lá thành một hỗn hợp nhuyễn, sánh đặc thì cho thêm nửa cốc nước sôi để nguội, không được lấy nước lã.
Lọc hỗn hợp trên qua một tấm vải thật sạch lấy phần nước bỏ phần cái đi, dùng nước đó cho trẻ uống sẽ hỗ trợ đường ruột khá tốt, cầm ngay tình trạng đi phân lỏng.
- Trị các bệnh liên quan tim mạch: Khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6 g. Hỗn hợp này đem đi sắc uống ngày 1 thang. Nấu 2 còn 1 sau đó chia 3 ra để uống trong ngày.
- Ngoài chữa bệnh, lá khổ sâm còn được dùng nhiều cho làm đẹp da và ngừa côn trùng cắn,giúp hạn chế côn trùng cắn, làm mịn da được rất nhiều chị em phụ nữ ưa thích.
Những lưu ý cần thiết khi dùng lá khổ sâm
- Không nên cứ đau bụng là tùy tiện hái lá khổ sâm sử dụng mà cần được tư vấn của thầy thuốc trước khi dùng.
- Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, làm việc quá sức sẽ không nên dùng ngay lá khổ sâm.
- Táo bón nặng gây nhiễm trùng, mất nước cấp nặng cần phải đến cơ sở y tế để truyền dịch, cấp nước tránh để lâu nguy hiểm.
- Dùng lá khổ sâm ở liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên..
- Nếu đau bụng nhẹ, có thể ngắt 9 lá hoặc ngọn khổ sâm non đem rửa sạch, cho một chút muối vào nhai sống rồi uống nước nuốt hết cả bã, sẽ cảm thấy êm bụng và cầm lại tình trạng đi lỏng nhiều lần.
Bài hay: Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh.
Có 2 loại đang có dễ nhầm lẫn là:
- Khổ sâm cho hạt: Hay còn gọi là sầu đâu cứt chuột, quả khá giống café có tác dụng giệt chuột, giun sán. Ngoài ra còn trị sốt rét. Loại này chỉ dùng hạt.
- Khổ sâm rễ: Hay còn có tên gọi khác là dã hòe hay cây hoa hòe mọc hoang có công dụng ở rễ khi tán ra bột được dùng trị giun hay các bệnh về viêm âm đạo, viêm tai giữa.
Trên thị trường có khá nhiều loại cây có cái tên tương tự nhưng công dụng và thành phần dược tính khác nhau. Chính vì thế mà người dân cần hết sức lưu ý khi lựa chọn nơi mua sản phẩm. Chính vì vậy khi nghe tên mọi người cần phân biệt các loại cây bởi có tên giống nhưng công dụng và hình dáng hoàn toàn khác nhau.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/