Cây lá hen hay còn được gọi với cái tên thông thường khác là bồng bồng hay nam tì bà. Lá hen là tên gọi được đặt từ xa xưa bởi vốn công dụng chủ yếu để chữa hen chỉ sau 2 tuần. Và cũng là khắc tinh của một số bệnh về hô hấp mà ít người biết tới. Các bệnh về đường hô hấp rất khó điều trị một cách triệt để theo tây y, vì thế mà việc kiên trì sử dụng cây lá hen có thể chữa dứt điểm tình trạng bệnh và cần thời gian.
Mô tả cây lá hen
Cây có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.) Dryand. Ex Ait. F. Cây cao phân nhiều cành có thể lên đến 3m. Lá có hình dạng khá lớn màu lục thẫm, mặt dưới có chứa lông phấn trắng. Toàn cây ở thân, lá và hoa đều rất nhiều mủ màu trắng sữa. Bề ngoài lá dạng như lá mít.
Hoa có từ 4-5 cánh như hình sao, màu sắc hơi xanh biếc tím và chắc chắn mọc trên đỉnh cành hoặc ngọn. Trông khá đẹp mắt và thường ra hoa rơi vào mùa hạ tháng 5 trở đi. Cây phân bố ở nhiều nơi và chủ yếu ở đất cát các vùng miền trung, ven biển.
Cây được nhân giống bằng cành già cắt vót nhọn cắm xuống đất, cây cũng khá ưa ẩm thấp sẽ phát triển mạnh hơn. Bộ phận sử dụng là vỏ và lá. Tuy nhiên các bộ phận khác vẫn được dùng làm thảo dược hỗ trợ chữa bệnh. Do lá có lông nên đen về phải dùng khăn ướt lau sạch lông, sau đó đem phơi khô hoặc sao khô để làm thuốc.
Cây lá hen sau khi thu hái về, dùng khăn ướt lau sạch lông, sau đó đem phơi khô hoặc sao khô để làm thuốc. Người ta thường thu hái lá quanh năm. Cây thường mọc hoang ở khắp nơi, từ Lào Cai đến Ninh Bình. Nhiều nhất ở các tỉnh miền ven biển và hải đảo nước ta.
Thành phần dược tính có trong cây lá hen
Trong lá hen được nghiên cứu có chứa các hoạt chất như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol giúp kháng viêm, chống viêm hiệu quả. Thành phần được cho là quan trọng nhất trong lá hen là α-và β-amyrin để kháng viêm, ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học của phản ứng viêm là Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase, từ đó làm .giảm phù nề nên thường được dùng làm thành phần trong thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.
Những nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol …có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn…Chính vì những hoạt chất trên đã làm nên công dụng chính ở lá hen là chất chống viêm, nhất là ức chết và tiêu diệt tác nhân gây hen xuyễn.
Theo đông y, Lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, giảm ho. Thường dùng lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ…có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả tối ưu. Lá tươi giã đắp dành cho người bị mụn nhọt, rắn cắn. Hoa, vỏ rễ tán bột uống có tác dụng đối với cảm lạnh, ho, hen suyễn, khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp…
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh hen xuyễn mà người bệnh cần lưu ý:
Hen suyễn là một trình trạng có vấn đề về đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc bị sưng lên cản trở đường thở khí chính là lúc lên cơn hen. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở gấp rút và cảm thấy đè nén nơi lồng ngực.
Nguyên nhân gây bệnh: thì phần đa do mắc các chứng bệnh về nhiễm trùng hô hấp, do gia đình có người đã bị hoặc do môi trường quá ô nhiễm. Việc trị dứt khỏi bệnh hoàn toàn vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra lời giải đáp thắc mắc mà chỉ làm thuyên giảm tình trạng lên cơn hen đáng kể nhất.
Đọc thêm: Lá tía tô chữa ho cảm, Gout, đau dạ dày, mề đay mẩn ngứa, trúng độc
Nếu không chạy chữa kịp thời, việc phát cơn hen gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do không thể thở được. Nhất là ở môi trường lạnh, không khí ẩm thấp sẽ dễ bị lên cơn hen xuyễn hơn.
Biểu hiện thường thấy của bệnh:
- Thở khò khè: nguyên nhân là do không khí khi đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề nên hơi thở sẽ bị đứt quảng, hẹp và trở nên khò khè, khó khăn.
- Hơi thở nhanh và gấp: điều này xảy ra khi người bệnh phải lao động nặng, nhiều như tập thể dục hay ở môi trường không khí lạnh.
- Đau thắt ngực: Khi lên cơn hen hoặc có dấu hiệu hen, người bệnh cảm thấy đau thắt vùng ngực như có đá tảng đè nặng.
Để phòng ngừa hèn xuyễn đối với người bệnh cần tránh tiếp xúc với thú vật như chó mèo… Tránh các tác nhân từ khói bụi, ô nhiễm. Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua. Cần sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Không để cơ thể dầm mưa, cảm lạnh…
Các tác dụng chính từ cây lá hen
- Chống viêm: theo nghiên cứu các chiết xuất từ cây và lá hen có tác dụng hạn chế đáng kể đặc tính viêm đường hô hấp và thâm nhiễm bạch cầu. Thành phần hoạt chất là α-và β-amyrin có trong lá hen làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase.
Việc này rất hiệu quả trong việc chống viêm và giãn phế quản. Cơ chế này tương tự Dexamethasone – một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh. Là một trong những thành phần không thể thiếu ở lá hen mà các nhà thuốc đã tận dụng trong phác đồ điều trị bệnh hen xuyễn và các bệnh liên quan về viêm nhiễm, khí quản…
- Tác dụng chống oxy hóa: Việc làm mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể gây tổn thương trực tiếp lên phổi là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về viêm phế quảng mãn tính, hen xuyễn… Trong khi đó thành phần trong lá hen lại giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi.
Nên đọc: Can khương chữa suy nhược, ăn uống kém, ho ra máu, cầm máu.
Chính vì thế mà các hoạt chất trong lá hen đã được nghiên cứu là thành phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị các bệnh viêm mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…Hiện nay có khá nhiều hãng thuốc đã đưa thành phần lá hen vào ứng dụng điều chế thuốc dạng viên hay thành cao dược liệu làm tăng khả năng hấp thu, tác dụng hiệp đồng của các thành phần trong lá hen có thể giúp cho người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn có thể giảm viêm, giãn phế quản, giảm tình trạng stress oxy hóa, làm giảm cơn ho, đè nén và tức ngực.
Một số bài thuốc từ cây lá hen
- Khi bị hen suyễn: Lấy 20g lá hen, 30g rau khúc, 16g cam thảo đất. Sau đó sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày chia làm 2 lần. Hoặc có thể dùng 10 lá hen, sau đó thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén. Đem chia làm 3 – 4 lần một ngày.
- Chữa trị ho hen: Dùng 12g lá hen, 10g cỏ sữa lá to, 20g lá dâu. Sau đó đem đi sắc nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Khi bị đau răng: Lấy nhựa tiết ra của lá hen, rồi đặt từ từ vào chỗ răng đau.
- Dùng để diệt chấy và trứng chấy: Lấy 50g nhựa cây bồng bồng, 100ml dầu dừa. Sau đó cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều. Lấy ra khi ấm bôi lên tóc, dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu. Dùng khăn dày trùm đầu trong 1 giờ, gỡ khăn rồi gội lại bằng dầu gội. Sau đó tiếp tục dùng lược mau chải trứng và chấy đã chết ra.
Đọc ngay: Cây tầm bóp trị ho, viêm họng, khan tiếng, mụn nhọt, tiểu đường.
Tuy nhiên, việc thực hiện tự tại nhà sử dụng để điều trị bệnh từ lá hen cần được xin ý kiến bác sĩ. Bởi hen xuyễn và các bệnh viêm cấp cần được theo dõi theo tiến trình và liều lượng thuốc có chủ ý. Người bệnh không nên tự chữa tại nhà mà phải có sự chỉ định từ người có kiến thức vì có thể cơ địa ở mỗi người khác nhau không nên dùng chung những bài thuốc dân gian.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/