Rau húng chó hay còn được gọi là rau húng quế thường ăn với phở nóng là đúng bài người Hà Nội. Là loại rau phổ biến và thường thấy trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, mọi người chỉ luôn biết nó là một loại rau thơm ăn kèm với các loại rau khác mà không hề biết rằng, khi sử dụng đúng cách nó là phương thuốc kỳ diệu.
Xem ngay: Thuốc xuyên tâm liên dạng viên – Kháng sinh thực vật trong điều trị COVID-19.
Phân biệt húng chó
Trên thị trường có khá nhiều loại rau húng dễ gây nhầm lẫn như húng chó, húng lủi, húng bạc hà, húng tây… Mỗi loại sẽ có một hình dạng, mùi vị và hình thái khác nhau. Tuy nhiên vì cái tên và thuộc họ rau thơm nên rất dễ nhầm lẫn và một khi dùng điều trị bệnh cần phân biệt đúng.
Húng chó là loại được gọi là húng quế: cây thân cao khoảng dưới nửa mét, thân có màu tím có mùi hương nhẹ thoảng mùi quế. Lá trơn nhẵn không lông, lá đơn mọc đối nhỏ và xanh thẫm. Hoa húng chó cũng có màu tím tía mọc thành chùm dọc trên ngọn hay cành. Người ta thường dùng hoa húng chó khô để rải nhân giống.
Húng chó hay còn gọi là húng quế có chiều cao khoảng 40-60cm, thân rau có lông, lá thuôn dài màu xanh, mọc đối xứng hai bên. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ màu trắng hoặc hơi tím. Hạt đen nhánh, khi ngâm vào nước có màu trắng xung quanh.
Húng chó có mùi thơm gần giống với mùi thơm của đinh hương nên húng quế được sử dụng phổ biến làm hương liệu trong các món phở, mì, salad,…Có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh, làm dịu chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu, chữa cảm lạnh, cảm cúm. Húng quế còn được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, vết côn trùng đốt, nhiễm trùng da.
- Húng lủi hay còn gọi lá húng bạc hà, lá có mép lượn sóng hình bầu dục mọc sát đất rễ chùm, lá rất thơm thường được dùng bỏ vào trà detox hay dùng để trồng đuổi muỗi, côn trùng.
- Húng chanh hay gọi là dương tử tô, lá có hình dạng khá giống lá tía tô màu xanh mạ, lá răng cưa trông hơi lông, không nhẵn hình bầu dục lớn. Chiều cao từ 40-50cm có mùi thơm cay thoảng mùi thơm của chanh.
- Húng tây hay gọi là húng quế ngọt có lá trơn nhẵn nhưng hơi nhăn và quéo, lá mọc đối xứng cây mọc đứng nhưng thấp. Có mùi thơm thường được sử dụng trong làm đẹp, có vị ngọt mát được dùng trong nước giải khát.
Thành phần và công dụng húng chó
Trong đông y, húng chó có vị cay, thơm, tính nóng giúp làm ra mồ hôi, lợi tiểu và cũng thường được cho vào trong nồi nước sông để kích thoát mồ hôi, thông mũi. Quả húng chó có vị cay tốt cho thị lực. Trong rau húng có khá nhiều tinh dầu như lá cúc tần, loại tinh dầu này có tính chống oxy hóa thường dùng để chống lão hóa da. Vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nên tốt cho tim mạch và cũng như làm đẹp da.
Thành phần hóa học: Phân tích cho thấy, dược liệu húng quế có chứa rất nhiều các thành phần. Điển hình nhất là trong tinh dầu có chứa: Linalol, Cineol, Estragolm, Metylchavicol, Geranyl acetat
- Chữa các bệnh ngoài da: Lấy 1 nắm lá húng chó đem rửa sạch và ngâm bằng nước muối pha loãng 15 phút. Sau đó dùng lá này giã nát thoa lên các vùng mầy đay, mẩn ngứa. Ngày làm 2 lần vài ngày sẽ giảm hẳn.
- Giảm đau, chống viêm, ngăn chặn sự lão hóa: Vì trong rau húng chó có thành phần chống oxy hóa cao nên có thể ngăn chặn quá trình lão hóa bằng cách sử dụng thường xuyên trong bữa ăn. Nên nhai sống để hoạt chất và tinh dầu được phát huy hiệu quả.
Tham khảo: chống lão hóa nhờ sâm đá.
- Giảm cholesterol: Rau húng chó có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids, một loại axit béo trong máu ra khỏi cơ thể bằng cách sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn.
- Hỗ trợ thiếu sữa ở phụ nữ đang cho con bú: Dùng một nắm lá húng chó đem nấu với khoảng 1 lít nước dùng để uống trong ngày sữa sẽ ra đều hơn.
- Mỡ trong máu: Hiện nay có khá nhiều người mắc bệnh mỡ trong máu và buộc phải cắt giảm lượng đường, mỡ và cần hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên. Việc mỡ trong máu sẽ gây tắc ngẽn mạch máu. Một nguyên nhân dẫn đến việc tắc ngẽn mạch máu và có thể dẫn đến tai biến và các hệ lụy khác. Người bệnh có thể dùng hạt của cây húng chó từ 5-10g đem hãm với nước sôi cùng đường và mật ong rồi uống. Có thể bỏ qua đường và dùng mật ong để giảm thiểu lượng đường trong máu.
- Viêm họng do mãn tính hay bị sốt, cảm gây ho: Sử dụng húng chó 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả đun với khoảng 1 lít nước sắc còn 1 nửa nấu lấy nước chia làm 3 lần uống. Nếu không tiện, có thể hãm lá húng quế bằng cách hấp cách thủy sau đó dùng nước đó uống. Nếu bạn bị viêm họng có thể tham khảo thêm 2 loại cây: cây bọ mắm , cây thài lài tía .
- Chống ho, làm long đờm, điều chỉnh khả năng miễn dịch. Đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm phế quản…Các hợp chất như camphene, eugenol và cineole dồi dào trong tinh dầu hũng quế giúp làm dịu tình trạng sung huyết. Đồng thời còn có khả năng chống nấm và kháng khuẩn giúp ức chế tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến những rắc rối ở đường hô hấp. Ngoài ra còn có thể dùng thêm
- Giảm đau đầu, chống trầm cảm: Sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi. Có thể sử dụng một nắm lá húng quế có thể sử dụng hoa húng quế để chiết xuất được nhiều tinh dầu. Thả vào trong nồi cùng 1 ít xả chanh và xông hơi mặt và thư giãn, vừa đẹp da mặt lại se khít lỗ chân lông, giảm thiểu quá trình lão hóa da. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cây nữ lang chữa đau đầu mất ngủ cũng rất hiệu quả.
- Chữa đau răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Mỗi ngày có thể sử dụng một vài lá húng quế vào trong bữa ăn sẽ giúp ổn định đường tiêu hóa và phòng tránh cảm cúm, tiêu chảy. Đối với người bị đau răng có thể hãm với nước hoặc giã nát lá húng chó để ngậm khoảng 14 phút nhổ đi.
- Tốt cho xương khớp: trong lá húng chó có thành phần cao hoạt chất chống viêm, tiêu sưng là eugenol giúp ngăn chặn sự hoạt động của một loại enzyme gây sưng tấy. beta-caroten lại có thể bảo vệ khỏi các tế bào gốc tự do, phòng tránh các bệnh về khớp.
Xem thêm: Tầm gửi nghiến hay cây hy thiêm đều chữa đau nhức xương khớp.
- Bảo vệ gan: Theo nghiên cứu tại Đại học Mansoura được biết trong húng chó có các thành phần gồm 6 loại có thể bảo vệ và phục hồi chức năng khi sử dụng thường xuyên, giúp đào thải độc tố trong gan. Cây an xoa là cây chữa bệnh về gan tốt nhất hiện nay.
- Chữa bồn chồn, đau đầu, lo âu: Chuẩn bị 20 – 40g lá và hoa hũng quế khô. Cho vị thuốc vào ấm giữ nhiệt hãm như hãm nước chè. Mỗi ngày uống khoảng từ 2 – 3 chén.
Tham khảo: Cây thuốc dòi trị bệnh phổi, ho rất hay
Những lưu ý khi sử dụng húng chó
Húng quế nếu dùng không hợp lý có thể phát sinh một số tác dụng phụ như:
- Ăn quá nhiều là húng quế sẽ dẫn đến quá liều Eugenol (đây là thành phần chính có trong dược liệu này). Điều này khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…
- Tinh dầu từ húng quế nếu dùng với liều cao thường sẽ kích hoạt các phản ứng gây ra hiện tượng co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, gây loãng máu hay làm hạ đường huyết.
- Chính vì thế, cần hết sức lưu ý khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh máu khó đông hay bệnh nhân bị hạ đường huyết. Khi dùng cho trẻ em cần dùng với liều thấp và theo dõi sát sao biểu hiện cơ thể trẻ trong suốt quá trình sử dụng.
Người Việt chúng ta khi sử dụng rau xanh chỉ biết cung cấp chất xơ mà không biết rằng trong chúng có hàng ngàn các loại khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Việc bổ sung các loại rau thơm vào bữa ăn không những làm tăng vị cho món ăn mà còn rất tốt cho cơ thể. Nhất là những loại chứa nhiều tinh dầu như húng chó.
Nguồn: https://caythuoc.vn/