Bạch quả được dùng nhiều trong dược lý. Tuy bạch quả rất tốt nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ nguy hại đến sức khỏe, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Bạch quả là gì?
Bạch quả còn có tên gọi khác là ngân hạnh, công tụ.
Theo khoa học, bạch quả có tên là Ginkgo Biloba. Trong một số tài liệu ghi nhận, bạch quả được trồng cách đây khoảng 3000 năm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.Thời xa xưa, cây bạch quả thường được trồng trong các ngôi chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi người ta tìm ra công dụng của nó đã mang đi trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Bộ phận dùng của cây bạch quả: thường lấy lá và hạt bạch quả để làm thuốc.
Cây bạch quả với tán lá sum suê, có chiều cao từ 20 đến 30mét. Thân cây có hình trụ, phân thành nhiều cành. Lá cây mọc so le nhau, thường tụ vào ở một mấu, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá sát nhau và tỏa ra từ gốc lá thành hình quạt, phiến lá ngắn hơn cuống. Vào mùa thu, lá cây chuyển màu vàng và rụng đi. Cây bạch quả có hoa: hoa đực và hoa cái đều mọc ra từ kẽ lá, có cuống hoa dài. Quả có hình trứng với phần thịt bên trong màu vàng. Nhân bạch quả được bao bọc với một lớp vỏ màu trắng, khá cứng màu trắng bên ngoài. Nhân bạch quả trơn nhẵn, ăn có có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm.
Xem thêm: Trà hoa vàng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, giải độc gan, huyết áp cao, tiểu đường
Thành phần dinh dưỡng của bạch quả
Trong thảo dược này có chứa chủ yếu là tinh bột 68%, khoảng 5,3% là protein, 1,5% chất béo, có 1,57% tro và khoảng 6% là đường.
Trong lá chứa nhiều các hợp chất flavonoic và nhóm các tecpen.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong lá bạch quả có chứa một số axit hữu cơ, cụ thể như là: parahydroxybenzoic, vanillic…
Từ thời xa xưa, người ta biết đến tác dụng của hạt và lá bạch quả là chữa bệnh lão suy, tăng cường sinh lý.Tuy nhiên, về sau này, khi các nhà nghiên cứu tìm ra được các thành phần cũng như công dụng của phần lá thì bạch quả mới được sử dụng rộng rãi hơn.
Trong xã hội hiện đại, người ta chiết xuất ra cao bạch quả từ lá cây, tiện lợi sử dụng.
Không nên dùng bạch quả tươi vì có thể gây ngộ độc.
Cao bạch quả là cao khô từ lá cây bạch quả. Thành phần có chứa 22 đến 27% là flavon glycosid, từ 5 đến 7% là terpen lacton. Với hàm lượng như trên, cao bạch quả đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo: Cây an xoa chữa ung thư gan, viêm gan, xơ gan, đau xương khớp, mất ngủ
Tác dụng của bạch quả là gì?
Tác dụng của bạch quả chủ yếu là trên não bộ:
Hầu hết các nghiên cứu về bạch quả đều chủ yếu nói về tác dụng của nó với chứng suy giảm trí nhớ.
Tác dụng với những người thiểu năng tuần hoàn não bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ, giúp bạn tập trung hiệu quả hơn.
Tác dụng chủ yếu của bạch quả là làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, từ đó giúp đưa oxy đến các mô hiệu quả hơn. Đặc biệt là với các tế bào não, bạch quả hỗ trợ hiệu quả giúp các tế bào não hồi phục.
Trong lá bạch quả có hợp chất flavonoit – chất chống oxy hóa, do đó giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái hơn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạch quả giúp giảm chứng đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt đến 80%.
Đọc thêm: Cây thành ngạnh , cây thông đất cũng là một là cây giúp cái thiện trí nhớ, chữa alzheimer hiệu quả.
Ngoài ra, cao bạch quả cũng có tác dụng trong nhiều trường hợp khác:
- Tiêu đờm.
- Giúp tăng cường thính giác.
- Chữa chứng tê cóng tay chân.
- Tăng cường chức năng sinh lý. Chữa yếu sinh nhờ cây sâm đá.
- Chữa viêm đường tiết niệu cấp.
Bên cạnh đó, qua quá trình sử dụng bạch quả người ta nhận thấy có vài tác dụng phụ như:
Đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, động kinh, mất ý thức. Một số trường hợp khác có thể bị đau bụng, táo bón hoặc phản ứng dị ứng da như nổi mẩn đỏ, ngứa…
Ngoài ra, do trong cao bạch quả có chứa Ginkgolid Bcó tác dụng chống kết tập tiểu cầu nên chống chỉ định với một số đối tượng sau đây:
Vì ảnh hưởng đến quá trình đông máu nên những người đang uống thuốc chống đông không nên dùng đồng thời cao bạch quả. Hoặc phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Những người sắp làm phẫu thuật cũng nên ngưng sử dụng cao bạch quả tối thiểu là 3 ngày trước đó.
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cao bạch quả vì có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Do hạt bạch quả có độc tố có thể dẫn đến bị mất ý thức, động kinh do đó không nên sử dụng bạch quả khi điều trị các thuốc chống động kinh. Vì theo các nhà khoa học, trong hạt và lá của bạch quả có chứa chất Ginkgotoxin với liều lượng lớn có thể gây co giật.
Xem thêm: Cây bồ quân (cây hồng quân) chữa u sơ tuyến tiền liệt, đái buốt, đau bàng quang
Một số bài thuốc thông dụng dễ làm từ hạt bạch quả:
1. Ho hen nhiều đờm:
Gồm: hạt bạch quả, ma hoàng, cam thảm, khoản đông hoa.
Lấy 9g hạt bạch quả nghiền nhỏ, 6gma hoàng, 3gcam thảo và 9gkhoản đông hoa sắc nước uống sẽ giúp làm giảm ho, giảm đờm nhanh chóng.
Xem thêm: Cây thài lài tía chữa táo bón, đái buốt, viêm họng, trị ho ra máu.
2. Viêm đường tiết niệu cấp:
Dùng hạt bạch quả, ý dĩ và đường phèn.
Lấy khoảng 6 g hạt bạch quả.
15g đường phèn.
30g ý dĩ.
Cách làm rất đơn giản:
Bạn cho ý dĩ, hạt bạch quả và hai chén nước vào nấu chín nhừ, sau đó thêm đường phèn là đã hoàn thành.
Chia làm hai lần ăn sáng và chiều để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài liên quan: Cỏ tranh chữa sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu, giải độc gan, hạ huyết áp
3. Điều trị chóng mặt
Gồm bạch quả và một ly sữa đậu nành.
Hạt bạch quả ngâm nước sau đó bỏ lớp vỏ đi, giã nhuyễn hòa chung với sữa đậu nành uống mỗi buổi sáng. Trung bình một tuổi thì dùng một hạt bạch quả, tuy nhiên không dùng quá mười hạt mỗi ngày và không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ngộ độc.
Tham khảo: Củ hoàng tinh chữa ho ra máu, suy nhược, yếu sinh lý, rối loạn thần kinh thực vật
Tác hại khôn lường khi dùng bạch quả không đúng cách
Không tốt người dùng thuốc chống đông
Mặc dù tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi dùng phải lưu ý là bạch quả vẫn có thể gây nên những tác dụng phụ ngoài mong muốn: Những người đang dùng thuốc chống đông hoặc bị rối loạn tuần hoàn máu có thể gây nên những cơn đau đầu và hệ tiêu hóa.
Cũng không được dùng bạch quả khi dùng các loại thuốc kháng trầm cảm vì sẽ gây nên sự tương tác thuốc nguy hiểm.
Phụ nữ có thai không được sử dụng
Bạch quả làm tăng khả năng xuất huyết, vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về đông máu, máu khó đông… thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
Bài hay; Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng.
Trẻ em ăn dễ bị ngộ độc
Hạt của bạch quả có chứa phenol, chất gây hại cho trẻ em, kích thích hệ thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ sử dụng quá nhiều hạt này, sau từ 2-6 giờ sẽ có hiện biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc.
Ngoài ra, bạch quả có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid . Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, làm cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, khiến tế bào không thể tiếp nhận oxy . Với người lớn thì khả năng chịu đựng tương đối cao; nhưng với trẻ nhỏ thì chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là dễ trúng độc.
Đọc ngay: Hạt hạnh nhân tốt cho thai nhi, giảm cân, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa.
Không nên ăn sống
Bạch quả mà ăn sống mức độ ngộ độc nguy hiểm càng cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, thoạt đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng bạch quả nếu gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, hiếu động bất thường, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn thì cần phải đến các cơ sở y tế ngày và không nên cho trẻ nhỏ ăn.