Nguyên nhân tiểu ra máu và dấu hiệu nhận biết. Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng đi đái ra máu: Do bệnh lý ở bàng quang:
Đái ra máu là một biểu hiện khiến rất nhiều người phải hoang mang và lo lắng. Đôi khi sẽ kèm theo đau rát hoặc không. Nước tiểu có màu đậm hoặc hồng nhạt tùy vào bệnh. Nhưng điều đáng nói là tình trạng sức khỏe đang báo động bạn cần phải đi khám ngay.
Đái ra máu là biểu hiện bệnh gì?
Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt. Nhưng khi có những biểu hiện bất thường trong cơ thể sẽ làm nước tiểu có màu khác lạ, có thể màu đỏ đậm, hồng nhạt… Có những trường hợp gây buốt rát hay tiểu ít và nhiều lần…
Đái ra máu chia làm 2 loại là vi thể không thể quan sát bằng mắt thường được và đại thể có thể quan sát khi nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng nhạt. Biểu hiện thường xuất phát từ các nguyên nhân bệnh khác nhau tùy vào các biểu hiện khác.
Những bệnh lý liên quan có thể là nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, các khối u của hệ tiết niệu, các tổn thương viêm cầu thận, các bệnh lỳ về máu, bệnh tuyến tiền liệt.
Đái ra máu nhưng không gây đau rát
Đái ra máu đã là biểu hiện của một số bệnh gây nên đang bất thường trong cơ thể. Nhưng không đau rát cũng lại là một dấu hiệu của bệnh nguy hiểm mà người bị cần lưu tâm và cần kiểm tra ngay.
- Ung thư bàng quang: Trong nước tiểu của người mắc ung thư bàng quang không rõ ràng. Có thể sẽ thấy được bằng mắt thường và phần nhiều trường hợp không thay đổi màu sắ nước tiểu. Không gây đau rát nhưng nước tiểu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng sậm… cần đi khám ngay.
- Viêm đường tiết niệu: Các mô tế bào, niêm mạc bị tổn thương do vi khuẩn sẽ làm cho các niêm mạc chảy máu. Lúc này, việc đi tiểu tiện sẽ có cảm giác khó chịu, tiểu ít, tiểu buốt và phải đi nhiều lần, khi có máu pha làm nước tiểu có màu khác thường cần nghĩ ngay đến viêm đường tiết niệu.
- Ung thư thận: tiểu ít và ngắt quãng, không đau, trong nước tiểu có chứa các tia máu thì nguy cơ ung thư thận là rất cao.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Nếu trong nước tiểu có chứa các tia máu rõ rệt không bị trộn lẫn pha màu trong nước tiểu là biểu hiện dễ nhận biết nhất. Bên cạnh đó việc mắc tiểu nhanh và cần phải đi ngay cũng là nguyên do, khó tiểu, bí tiểu cũng là những biểu hiện cần lưu ý.
- Bệnh đường tình dục: Biểu hiện của bệnh này thường thể hiện rõ ràng như nổi sần, mẩn đỏ ở ngoài bộ phận sinh dục kèm theo tiểu ra máu nhưng không gây đau đớn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như sùi mào gà, nấm, lậu…
- Tổn thương viêm cầu thận: bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm mạch thận gây nên.
Ngoài ra thiếu máu, đái tháo đường, sỏi thận cũng là những nguyên nhân gây tình trạng đái ra máu. Đối với sỏi thận thì việc sỏi làm tổn thương các mô tế bào ở thận làm khi đi tiểu nước tiểu bị hòa trộn cùng với mô tổn thương chảy máu làm nước tiểu có màu đỏ.
Tìm hiểu: Cây bồ quân (cây hồng quân) chữa u sơ tuyến tiền liệt, đái buốt, đau bàng quang.
Điều trị bệnh đái ra máu
Vì biểu hiện đái ra máu là chung cho khá nhiều bệnh mà không có thể tự xác định rõ ràng nếu không kiểm tra. Sau đây là 3 bệnh chính làm nước tiểu có màu đỏ được chữa trị như sau:
- Viêm đường tiết niệu, thận hư, bàng quang, do sỏi: biểu hiện là người bệnh cảm thấy bí tiểu, đi tiểu đau buốt, rát, nước tiểu màu đỏ hoặc đỏ sẫm màu.
Bài 1: sử dụng 20g kim tiền thảo, 20g khổ qua, 16g râu ngô, 16g hương nhu, 20g trúc diệp, 16g cỏ xước, 20g cỏ mực. Tất cả đem đi sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống kiên trì từ 1-2 tuần.
Bài 2: 16g mộc thông, 16g kê nội kim, 20g mã đề thảo, 20g rau dừa nước, 20g rau má, 16g trinh nữ, 16g khổ qua, 20g kim tiền thảo, 16g hoa hòe đem sao vàng hạ thổ, 16g đinh lăng, 16g cối xay, 20g cỏ mực, 16g kim ngân Tất cả đem sắc uống ngày 3 lần giúp chống viêm, trừ thấp.
- Do thận hư tích tụ ở bàng quang làm chức năng bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, lẫn máu. Biểu hiện gây ra làm người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, có đau buốt khi đi tiểu, chất lưỡi đỏ. Cần điều trị bằng cách thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm.
Bài 1: dùng 16g sinh địa, 16g mộc thông, 20g trúc diệp, 16g lá dâu, 20g cỏ mần trầu, 12g bạch thược, 16g lá đinh lăng, 12g chi tử, 12g xa tiền, 16g mạch môn, 16g hoa hòe. Tất cả đem sắc chung mỗi ngày 3 lần uống. Với công dụng giúp thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.
Bài 2: dùng 20g sinh địa, 12g hoàng cầm, 5g a giao, 16g cỏ mực, 16g thạch hộc, 24g đậu đen, 12g chi tử, 20g rau má, 16g đương quy, 16g sâm hành, 20g lá dâu, 20g lá tre. Tất cả đem sắc uống ngày 3 lần với công dụng giúp thanh thấp nhiệt, dưỡng âm.
Nên kết hợp ăn các chất bổ dưỡng có lợi bằng các món ăn hằng ngày, thay đổi khẩu phần ăn uống cũng là cách điều trị bệnh như chè bí đỏ nếu đậu đen. Hai loại đậu với lượng vừa phải đem nấu nhuyễn thêm đường trắng. Có thể thêm vài lát gừng ăn giúp bổ huyết, thanh nhiệt.
Xem ngay: Sơn thù du chữa thận hư, yếu sinh lý, đái rắt, kinh nguyệt không đều
Cách phòng tránh bệnh đái ra máu
- Uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu, tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên tránh lây nhiễm và viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn mặn và các chất béo từ mỡ động vaath, protein, bổ sung nhiều thành phần rau củ quả vào thành phần ăn.
- Hạn hế sử dụng chất kích thích như rượu, bia thuốc lá.
- Nên thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động và tránh ngồi một chỗ quá lâu.
- Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định.
- Nên đi khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ.
- Cần phải đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để giảm thiểu tối đa tình trạng viêm nhiễm cũng như các bệnh liên quan về thận, sinh dục.
- Nếu thấy những dấu hiệu ban đầu như đau rát khi đi tiểu, trong nước tiểu có màu khác lạ ngoài màu vàng nhạt, lo lắng, hồi hộp, ngứa rát cần đi khám các cơ sở uy tín ngay lập tức trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.