Hiện nay ung thư dạ dày là căn bệnh khá lá phổ biến mà dường như ai cũng lo sợ. Bởi hơn 70% dân số Việt Nam đang mắc các bệnh về dạ dày, HP… Chính vì thế mà việc nhận biết, phòng ngừa và tìm ra nguyên nhân để hạn chế tối đa bệnh là cách tốt nhất.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là một dạng phát triển từ niêm mạc dạ dày. Bệnh nguy hiểm và phổ biến chỉ đứng sau ung thư phổi và gặp nhiều nhất. Có đến hơn 800 nghìn trường hợp đã tử vong vì bệnh này trên thế giới.
Tham khảo: Triệu chứng đau dạ dày cấp tính và cách điều trị.
Bệnh lại rất khó phát hiện và chuẩn đoán, người bệnh thường lơ là nên thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển biến tệ đi. Bệnh thường gặp phải ở nam giới tỷ lệ cao hơn ở nữ giới. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ di căn làm ảnh hưởng đến các cơ quan bộ phận khác như phổi, thận, gan…
Nguyên nhân ung thư dạ dày
Hiện nay, những nguyên nhân chính gây nên ung thư dạ dày vẫn chữa rõ ràng và vẫn chưa có tài liệu nào đưa ra chính xác mà chỉ dựa trên những trường hợp đã trải qua để luận nguyên nhân sơ bộ.
Vì bệnh tình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sức khỏe, thể trạng, môi trường và liệu có mắc các bệnh khác liên quan gây ảnh hưởng hay biến chứng không. Khả năng kiểm soát bệnh và cả lối sống, chế độ chăm sóc y tế…cũng ảnh hưởng đến bệnh tình.
Tìm hiểu: Đau dạ dày nên ăn gì ? Top những thực phẩm nên ăn.
Một số nguyên nhân gây ung thư dạ dày sau được liệt kê để phòng tránh như sau:
- Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): vi khuẩn HP được tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và hầu hết người dân đều mắc phải. Vi khuẩn HP rất dễ lây lan nên việc phòng tránh cần hết sức chủ động và xét nghiệm để điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng nặng.
- Hút thuốc lá: người hút thuốc lá dễ gây ung thư phổi và biến chứng lây lan gây hại đến dạ dày, tá tràng. Việc viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để virut có thể xâm nhập và gây hại lâu dần dễ chuyển biến thành ung thư dạ dày.
- Chế độ ăn uống không hợp lý và sinh hoạt hằng ngày không khoa học: Hay ăn các thực phẩm quá cay, nóng. Thường sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và ăn đồ cay, chua nhiều nồng độ axit.
Ngoài ra, ăn uống quá mặn cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư dạ dày. Sử dụng ăn quá nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật, các loại đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, phẩm màu, đồ ăn sẵn, ăn nhanh…
Mời đọc: Nghệ đen mật ong chữa dạ dày, trị mụn cực kỳ hiệu quả.
- Thiếu máu ác tính Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, đã xác định được con đường từ nhiễm Hp tới Ung thư dạ dày.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ Ung thư dạ dày, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm….
- Thiếu máu ác tính.
- Viêm dạ dày thể teo.
- Viêm loét dạ dày mãn tính có Hp, không điều trị triệt để, tái phát thường xuyên.
- Người có nhóm máu A dễ bị Ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…
- Yếu tố tâm lý như thường xuyên phải suy nghĩ, lo lắng và căng thẳng, trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm mãn tính của dạ dày. Biểu hiện rõ nhiều trường hợp bị xuất huyết dạ dày do phải căng thẳng trước các kỳ thi cử. Do đó tâm lý cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày thể teo.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng, đài trạng mãn tính có vi khuẩn HP nhưng lơ là, điều trị không triệt để và dễ tái phát nhiều lần.
- Người có nhóm máu A thường dễ bị mắc chứng bệnh ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác.
Tìm hiểu: Cây Khổ Sâm chữa đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trị mụn
Những triệu chứng thông thường của ung thư dạ dày
Vì ung thư thường ở giai đoạn đầu sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt và thường bị nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường khác. Nhất là coi thường các bệnh liên quan như đau dạ dày, viêm dạ dày…
Bệnh khá khó chuẩn đoán sớm và triệu chứng không rõ ràng nên cần phải thăm khám khi thấy xuất hiện những triệu chứng sau:
- Người bị viêm dạ dày, đau dạ dày khi uống sữa tươi, café cần đi ngoài ngay.
- Viêm dạ dày mãn tính rất dễ chuyển biến qua ung thư nên cần kiểm soát bệnh tối ưu.
- Người gầy khó tăng cân, ăn uống không ngon và khó tiêu, chán ăn.
- Thường xuyên sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân.
- Đi đại tiện đa số đều đi phân đen.
- Thường có những cơn đau bụng quằn quại hoặc theo cơn.
- Bệnh ở giai đoạn nặng có thể cảm nhận được khối u.
Nên đọc: Chè dây chữa viêm loét dạ dày HP, viêm đại tràng, đau bụng,suy nhược.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh nếu phát hiện và làm phẫu thuật thì tỷ lệ cao có thể chữa khỏi và hồi phục. Tuy nhiên, vẫn để lại một số biến chứng không đáng lo ngại như:
- Đầy bụng: khi tiến hành phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn phần dạ dày sẽ buộc ruột non phải căng ra để tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn bình thường. Dạ dày lúc này cũng đã mất khả năng co giãn nên khi ăn bụng dạ thấy khó tiêu, đầy bụng là dễ hiểu.
- Tiêu chảy: sau khi phẫu thuật các dây thần kinh phế vị là dây thần kinh sản sinh dịch tiêu hóa sẽ bị tổn thương. Nên người bệnh thường phải đối mặt với triệu chứng tiêu chảy cấp.
- Nôn mửa: Mật thường đi từ gan thông qua ống mật rồi mới đến đại tràng. Nhưng khi phẫu thuật mật sẽ phải đi thẳng vào thực quản để di chuyển và chuyển hóa nên gây hiện tượng nôn và buồn nôn.
Bài hay: Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh.
Bệnh nhân nên ngồi dậy hoặc kê cao đầu khi ăn để giảm thiểu tình trạng này. Vì thường tình trạng nôn chỉ xuất hiện khi bệnh nhân vừa nằm vừa ăn.
- Hội chứng Dumping: hiện tượng này làm thức ăn chuyển hóa nhanh và thẳng đến ruột non. Nên hội chứng này làm người bệnh mệt mỏi ngay sau khi ăn thậm chí cảm thấy tức ngực. Nên trường hợp này người bệnh cần ăn kĩ, nhai kỹ và thật từ từ.