Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến dễ biến chứng nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua gây ảnh hưởng cực lớn đến cuộc sống. Nếu không hiểu rõ để ngăn ngừa và điều trị thì hậu quả thậm chí có thể bị liệt toàn người.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có cấu trúc dạng thớ sợi chắc chắn sắp xếp kín theo vòng tâm. Bên trong có chứa nhân keo gelatin để kết nối khung xương bao gồm một vòng xơ bên ngoài, nhân keo bao quanh các nhân lồi.
Đĩa đệm bao gồm: Nhân keo, bao xơ và tấm sụn tận cùng. Chức năng của đĩa đệm là giúp kết nối giữa các đốt sống cùng với các dây chằng, gân cơ tại đĩa đệm. Khi cơ thể vận động nén, giãn, kéo, xoay…. Được đều nhờ vào khả năng phân tán lực và chịu lực của đĩa đệm để tránh tổn thương.
Xem thêm: Đau Lưng Dưới là bệnh gì? Nguy hiểm như nào và cách chữa trị.
Chính đĩa đệm giúp cho cột sống tránh được những chấn động, tổn thương và áp lực từ việc vận động. Bên cạnh đó còn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra. Nó không trao đổi chất bằng các mạch máu mà bằng sự khuyếch tán chất dinh dưỡng thông qua các màng vòng sợi.
Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Là tình trạng chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống gây đau. Tình trạng này cho thấy đĩa đệm bị lồi ra khỏi vị trí giữa các đốt sống. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như cản trở di chuyển, teo cơ hoặc thậm chí là liệt hoàn toàn không thể đi lại.
Đối với 26 đốt sống chèn bởi đĩa đệm thì nếu một đĩa giữa hai đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu sẽ thể kích thích các dây thần kinh xung quanh và gây ra đau đớn cực độ, đó là những dấu hiệu người bệnh sẽ cảm nhận được rõ ràng khi thay đổi tư thế.
Tìm hiểu: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Khỏi Được Không? Cách điều trị
Điều này thường xảy ra và gặp phải khi các đốt sống bị chèn ép tạo áp lực lớn làm cho lớp bao xơ bên ngoài rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài. Thường sẽ gặp nhiều ở đối tượng làm việc nặng nhiều, đột ngột và sai tư thế.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
– Nguyên nhân chính yếu dẫn đến thoát vị đĩa đêm đa số do quá trình lão hóa và thoái hóa diễn ra trong đĩa đệm.
– Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền nếu bố mẹ bị bệnh thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị.
– Những hoạt động mạnh hoặc dột ngột gây ra những chấn thương cơ học khiến cho đĩa đệm bị đứt rách. Điều này làm cho nhân nhày thoát ra ngoài qua ống cột sống gây chèn ép rễ thần kinh và tạo ra các cơn đau cột sống.
– Hoạt động, đi đứng hay ngồi sai tư thế, lao động quá sức, ngồi hay cúi quá lâu, khuân vác sai tư thế … Đều là những lý do khiến thoát vị đĩa đệm cột sống.
Đọc ngay: Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng.
– Bên cạnh đó thừa cân đột ngột cũng sẽ làm cho cột sống chịu áp lực lớn nói chung. Và thừa cân trong thời gian dài cũng sẽ làm cho cột sống lưng dần yếu đi khi phải gồng chịu áp lực lớn trong thời gian lâu.
Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khách quan khác như lạm dụng thuốc, ăn uống thiếu chất hay dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, ít vận động thể dục…
Biểu hiện thường thấy của thoát vị đĩa đệm
Thường có hai loại biểu hiện ở hai vị trí là thoái hóa cổ và thoái hóa đốt sống lưng:
- Thoát vị cột sống cổ: ở vị trí này người bệnh sẽ thường xuất hiện cơn đau dọc vùng gáy, kéo sang bả vai và cánh tay. Có thể có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, ngón tay.
Ngoài ra còn có thể gây đau đầu, hoa mắt và đau hốc mắt do biến chứng diện rộng nên cần để ý những cơ quan bộ phận khác liên quan đốt sống cổ.
Tư vấn thêm: Cây lá náng chữa đau lưng, trật khớp, trĩ ngoại, u sơ tuyến tiền liệt.
- Thoát vị cột sống thắt lưng: vị trí này là trường hợp nhiều nhất và thường đau vùng ngang thắt lưng, liên sườn. Nặng hơn cơn đau sẽ kéo xuống phần mông sau đó tới chân gây tê bì, co rút khi vận động nhất là cúi hay ngồi. Khi người bệnh ngồi lâu sẽ gây đau thắt dữ dội và khó thay đổi tư thế do cơn đau thắt vùng hông gây ra.
Tuy nghe thì đơn giản nhưng hậu quả của bệnh sẽ gây nên hậu quả ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Có thể mất khả năng lao động, vận động thậm chí là đi lại bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị teo cơ, tay chân thậm chí tàn phế nếu vị trí thoát vị chèn vào tủy cổ.
Xem tiếp: Cây máu chó chữa đau lưng , mỏi gối, thiếu máu, đau đầu, điều hòa kinh nguyệt.
Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm
- Đau vùng cổ vai gáy do ngồi nhiều một tư thế nhất là ở dân văn phòng.
- Đau nhức vùng cánh tay trên do yếu cơ delta.
- Duỗi tay và cổ tay gây đau nhức thậm chí là tê bì do yếu ở bắp tay .
- Duỗi ngón tay đau nhức ở các đốt do yếu ở cơ tam đầu.
- Đau khi cầm nắm kèm theo tê và ngứa ran. Cơn đau sẽ lan xuống cánh tay ở phía ngón út nhiều nhất.
- Đang nằm một tư thế và xoay lưng sẽ cảm thấy thắt ngay vùng lưng gần xương chậu muốn nín thở.
- Đôi khi nằm không hoạt động hay xoay người vẫn đau và tê.
Biến chứng khó lường của thoát vị đĩa đệm
Theo nghiên cứu và điều tra thì hậu quả do thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào từng vị trí mà xác định có thể liệt hoặc yếu cơ lực. Biểu hiện liệt này có thể xuất hiện sớm nhưng cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
Biểu hiện yếu một phần hay toàn bộ phần cơ của nhóm do các rễ thần kinh chi phối.
Đọc ngay: Cây mè đen chữa đau lưng, viêm đại tràng, lở loét, táo bón, nôn mửa
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh ảnh hưởng trực tiếp vô cùng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc hằng ngày.
Trường hợp khi bị chèn ép tuỷ sống thì bệnh nhân có thể sẽ bị tàn phế suốt đời. Đối với chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng bệnh nhân còn không thể kiểm soát vệ sinh của bản thân hay còn gọi là chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân bị teo cơ các chi khi sinh hoạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí không thể di chuyển và mất luôn khả năng lao động ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm của người bệnh, tốn kém tài chính.
Rối loạn vận động gây bại liệt cơ ở hai chân khiến người bệnh không thể đi lại cơ thắt ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng. Xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.