Chế độ ăn uống luôn là nguyên nhân cũng là giải pháp đối với bệnh gout. Ăn uống quá đủ chất cũng vô tình là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout. Chính vì thế mà chế độ ăn uống theo từng khẩu phần vô cùng quan trọng góp phần giảm thiểu bệnh cũng như điều trị bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
Bệnh gout là một loại viêm khớp đặc trưng rối loạn về chuyển hóa các chất. Điều này xảy ra do tình trạng khả năng đào thải bị giảm đi hoặc sự sản sinh acid uric bị tăng cao bất thường tại các khơp trong cơ thể.
Bệnh thường biểu hiện rõ rệt qua các cơn đau với nhiều mức độ tần suất khác nhau. Bệnh đang càng trở nên phổ biến hơn nhất là người hay sử dụng bia rượu và ăn uống quá nhiều chất đạm, chất béo. Tỷ lệ mặc bệnh ở nam nhiều hơn so với nữ và rơi vào độ tuổi từ 35 trở đi.
Tìm hiểu: Tổng quan về bệnh Gút và các triệu chứng của bệnh Gout
Nguyên nhân chính yếu tạo nên sự bất thường có tên bệnh gout là do sự gia tăng bất thường của nồng độ chất acid uric trong máu. Bình thường thì axit uric sẽ xuất hiện thông thường nhưng sau đó sẽ bị đào thải ra ngoài khi nồng độ vượt quá mức quy định.
Tuy nhiên khi xảy ra bất thường axit này sẽ tích tụ và tạo kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, khớp xương như đầu gối tay, chân, khớp ngón tay, mắt cá chân… gây ra tình trạng viêm cấp, sưng khớp khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống quá nhiều đạm dù là nguyên nhân chính yếu thì không thể loại bỏ các bệnh lý về huyết học như đa hồng cầu, kinh thể tủy, đau tủy xương… đều làm tăng cường thoái giáng lượng purin nội sinh. Điều này đã làm phá hủy các mô khớp.
Thừa cân hay ăn uống, môi trường, từng tổn thương, cấy ghép thận, thiếu dưỡng chất cũng khiến cho hoạt chất purin khó phân hủy và làm điều kiện thuận lợi để gout phát triển thành bệnh.
Xem thêm: Cây Mật Nhân chữa gout, dạ dày, viêm gan, tăng cường sinh lý,
Vì sao chế độ ăn uống quan trọng với người mắc bệnh gout.
Sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu chính là nguyên nhân gây nên bệnh, trong khi đó sự bất thường này lại bắt nguồn từ chế độ ăn hằng ngày. Sự lắng đọng của các acid uric xuẩ hiện tại các khớp khiến cho khớp bị viêm, sưng tấy và phù nề sẽ gây ra các cơn đau nhức vô cùng khủng khiếp, cản trở đi lại và sinh hoạt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra axit uric được sinh ra khi chúng ta tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn, những thực phẩm chứa nhân purin. Tức là việc đưa vào cơ thể quá nhiều các thực phẩm chứa nhân purin sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu.
Việc này nếu không được đào thải ra ngoài hợp lý sẽ bị tích tụ axit tại các khớp chủ yếu là khớp chân, mắt cá chân. Việc lắng đọng này tạo thành các tinh thể nhọn và sắc tạo thành các cơn đau và cáp phù nề mang tên gout.
Tham khảo: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược
Tuy ăn uống là nguyên nhân chính nhưng không phải là duy nhất cấu thành bệnh. Chính vì vậy một khi bị gout hay có dấu hiệu bị gout người bệnh nên có chế độ ăn uống thay đổi khoa học hơn và nắm rõ nên hay không nên ăn gì để kết hợp điều trị bệnh.
Bệnh gút nên ăn gì?
Những thực phẩm nên ăn:
- Rau cần nước: Các chuyên gia khuyến người mắc bệnh gout nên dùng nhiều loại rau này vì có tác dụng ổn định đường huyết trong máu, giữ cân nặng ở mức ổn định và chống lại phản ứng viêm tại khớp do bệnh gút gây ra.
Bệnh nhân có thể dùng rau cần nước nấu canh ăn thường xuyên để cải thiện bệnh tình. Ngoài ra có thể ép 100g rau cần lấy nước uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy bệnh tình có sự chuyển biến rõ rệt.
- Sữa chua: Để hạn chế gout cách làm tốt nhất là làm giảm lượng axit uric có trong cơ thể. Trong khi đó sữa chua lại có thể giúp làm giảm axit, một trong những gợi ý hữu ích nhất bởi thực phẩm này giúp bổ sung các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Điều này hỗ trợ làm tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc tăng khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể ở sữa chua rất tốt nên người mắc gout nên sử dụng ít nhất 1 hũ mỗi ngày.
Đọc thêm: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C: Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng, việc bổ sung khoảng 500 mg vitamin C trong vòng 2 tháng giúp làm giảm nồng độ axit uric ở trong máu đối với bệnh nhân gout.
Vì vậy mà việc bổ sung vitamin C hằng ngày vào thực đơn như bông cải, sup lơ, trái cây như cam, quýt rất giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể, nhất là người đnag mắc chứng bệnh gout.
- Súp lơ xanh: súp lơ một dạng rau củ rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C giúp lợi tiểu. Việc sử dụng nhiều sup lơ vào khẩu phần ăn sẽ giúp đào thải tốt axit uric trong máu ra ngoài dễ dàng qua đường nước tiểu.
Sup lơ được chế biến với nhiều cách nhưng được khuyên bởi chuyên gia không nên chiên rán hay xào với nhiều dầu mỡ mà nên nấu canh hoặc luộc để hạn chế dầu mỡ.
Bệnh gout nên kiêng ăn gì?
- Thịt bò: trong thịt bò chứa khá nhiều đạm và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nhưng đối với bệnh nhân mắc gout thì càng không nên sử dụng. Bởi trong thịt bò chứa nhiều chất sắt, taurine, kẽm cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Xem thêm: Lá vối điều trị gout, tiểu đường, viêm đại tràng, mỡ trong máu, bệnh ngoài da
Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp quá nhiều protein và hàm lượng purine không tốt và tăng lượng axit uric tích tụ. Chính vì thế cần hạn chế thịt bò nói riêng và các loại thịt đỏ nói chung và thay thế bằng thịt trắng như thịt gà.
- Đồ biển: Các loại đồ biển đặc biệt là tôm hùm, hào, cá ngừ chứa rất nhiều chất đạm. Điều này làm cho người bệnh gout càng thêm nặng vì chứa nhiều protein gây tích tụ axit uric nhiều hơn.
- Giá đỗ: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất rất nhiều có trong giá mà đồng nghĩa với việc cần hạn chế sử dụng đối với người mắc gout do thực phẩm này chứa hàm lượng đạm có nhân purine rất cao không tốt với người mắc gout.
- Rượu, bia và các chất kích thích: Đây là kẻ thù số 1 cho sức khỏe nói riêng và người mắc gout nói chung. Cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gout.