Cách chữa Tắc Tia Sữa nhanh nhất, Nguyên nhân và Biến chứng

Cách chữa Tắc Tia Sữa nhanh nhất

Không phải người mẹ nào sau khi sinh đều sẽ có sữa và đủ sữa cho con. Tình trạng tắc sữa hầu hết gặp phải ở mọi bà mẹ. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức và cách giải quyết cũng như phòng tránh tắc sữa sẽ không hề tốt cho đứa trẻ, thiếu sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần lưu tâm. Sau đây là cách chữa tắc sữa nhanh nhất.

Tắc sữa là gì?

tắc sữa
tắc sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra bình thường nhưng sữa không thể ra ngoài được do ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ lại bên trong. Quá trình tiết sữa vẫn diễn ra điều này làm cho bầy vú căng tức làm người mẹ khó chịu và tắc sữa càng nghiêm trọng hơn.

Tắc sữa là một triệu chứng cần giải quyết và xử lý nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến người mẹ và thiếu sữa cho con. Trong khi đó, ít sữa lại là một trường hợp khác, nó không gây ảnh hưởng đến mẹ nhưng lại không đủ sữa cho con do hiện tượng tuyến sữa hoạt động kém khiến sữa tiết ra ít, làm bầu vú nhão.

Trong cơ thể người mẹ mô tuyến vú có các thùy xếp theo hình nan hoa và tập trung về núm vú, sữa sẽ bắt đầu đổ từ các tiểu thùy về thùy, chảy tới xoang chứa sữa và tới các ống sữa ở núm vú. Sữa lại được sản xuất từ mô tuyến vú.

Mời đọc: Đậu đen có tác dụng giảm cân, trị huyết áp, tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa và ung thư

Sữa ở người mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện ở quý thứ 2 của kỳ thai, người ta hay còn gọi nó là sữa non. Em bé sau khi ra đời rau thai sẽ bong ra. Nên mỗi một lần em bé bú mẹ sẽ lại kích thích tuyến sữa tự sản xuất sữa tương ứng với lượng sữa em bé muốn.

Chính vì luân sản xuất sữa, nếu ống dẫn sữa bị hẹp lại gây ách tắc, tại vị trí này xuất hiện những cục sữa đông kết trong khi sữa mẹ vẫn được tiết ra. Chính sự tắc nghẽn này khiến ống dẫn sữa tại vị trí tắc càng căng giãn chèn lên các ống dẫn sữa khác. Vì vậy càng gây tắc sữa nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, sữa nhiều hay ít lại phụ thuộc vào mô tuyến vú mà không liên quan đến bầu vú lớn hay nhỏ. Mà do số mô tuyến vú của mỗi người lại gần như không chênh lệch nhiều.

Nguyên nhân và những trường hợp hay bị tắc sữa

Hiện nay tỷ lệ các bà mẹ bị tắc sữa sau sinh gần như là phổ biến và nhiều hơn. Theo ước tính có khoảng 15% phụ nữ bị tắc sữa trong tháng đầu tiên sau khi sinh con. Những nguyên nhân chính gây tắc sữa:

  • Thông thường sinh thường sẽ ít có nguy cơ bị tắc sữa hơn so với các mẹ sinh mổ và sinh con đầu lòng. Đây lại là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tắc sữa ở mẹ sau khi sinh.

    sinh mổ
    sinh mổ
  • Áp lực, stress, căng thẳng hay thậm chí trầm cảm sau sinh vì nuôi con, tâm lý chưa sẵn sàng làm mẹ là những nguyên cơ chủ yếu mà các mẹ đều gặp phải. Hay do tác động từ những người xung quanh khiến mẹ luôn trong tình trạng áp lực.

    stress
    stress
  • Mẹ thường cai sữa sớm quá, cho bé nghỉ bú rất sớm hoặc cho bé uống sữa công thức quá sớm ngay từ những tháng đầu đời.
  • Tắc tia sữa do sữa non ứ đọng: sữa non vốn dĩ đã rất đặc nên dễ bị đông lại và bít kín đường chảy của sữa trưởng thành trong ống dẫn sữa do các mẹ cho trẻ bú trễ. Trường hợp này cũng được giải thích do mẹ ít cho con bú để sữa tiết nhiều, điều này gây kích ứng tuyến sữa thay đổi lượng tiết sữa liên tục gây ứ đọng.

Đọc thêm: Củ gai tươi chữa động thai, dọa xãy thai, hạn chế ốm ngén, vô sinh

Các mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt sau sinh giúp giải phóng nhanh sữa non để tránh gây bí tắc, cố gắng cho trẻ bú đúng thời gian, lượng sữa để sữa có quy trình tiết sữa phù hợp với cơ thể mẹ và bé.

  • Tắc tia sữa do sữa còn thừa sau khi bé bú hoặc sau hút sữa: Sau khi bú thì lượng sữa vẫn tồn dư ở đầu vú nhỉ ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bên ngoài làm sữa bị mất vệ sinh hay nhiễm bẩn. Điều này làm ứ đọng sữa tại đầu vú.

Hoặc các bà mẹ thường hút sữa bằng dụng cụ mà chưa rút sạch cũng là nguyên nhân gây đầu vú bị nhiễm khuẩn gây ách tắc

Các mẹ sau khi cho con bú xong nên lau sạch đầu ú, vệ sinh và bóp nhẹ đầu vú đễ sữa thừa còn tồn đọng không bị ứ tắc lại.

  • Tắc tia sữa do mẹ không cho con bú đều đặn: Điều này có thể giải thích, lúc sữa tiết ra thì con không bú, lúc con muốn bú lại bắt tuyến sữa kích thích tiết sữa. Điều này dễ gây ứ tắc tuyến sữa.

Cách đơn giản giải quyết tình trạng này là cho con bú thường xuyên và đều đặn. Nếu con không bú hãy cố gắng hút sữa bằng công cụ hỗ trợ.

Tìm hiểu: Hạt hạnh nhân tốt cho thai nhi, giảm cân, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa

Tinh thần bị căng thẳng, áp lực, stress, suy nghĩ nhiều rất có hại đối với các bà mẹ sau sinh, điều này khiến cho chức năng vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng tổn thương, nhũ lạc mất tuyên thông khiến vú sưng đau.

Ăn uống thất thường cũng làm cho tỳ vị bị nhiễm độc tà, nhiễm lạnh, cơ thể suy nhược gây nên bệnh và là nguyên nhân gây tắc tia sữa.

  • Tắc tia sữa do mẹ không hay massage và day đầu vú: Sau khi sinh, việc sữa tiết nhiều hơn đột ngột sẽ khiến ống dẫn của mẹ chưa thích ứng kịp và gây tắc nghẽn.

Trước khi cho con bú hay rảnh rỗi, nên massge nhẹ nhàng, lay đầu vú xoay tròn hoặc nắn để sữa dễ thoát ra ngoài, không vón cúc và ra đều hơn.

Những biến chứng của tắc sữa ở mẹ

Mẹ bị tắc tia sữa lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú. Tắc sữa cũng sẽ làm đau vùng ngực, thậm chí là gây sốt cho mẹ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ thậm chí gây suy nhược.

Xem thêm: Chè vằng khô giúp lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc, trị mụn.

Các bà mẹ nếu không khắc phục sớm có thể dẫn đến tình trạng mất hẳn sữa, điều này gây nên trạng thái căng thẳng, stress, áp lực. Nếu không cẩn thận mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh, một chứng bệnh lý dễ gặp phải ở mẹ sau sinh.

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Nếu không được bú sữa mẹ sức đề kháng của con sẽ kém đi rất nhiều, con chậm lớn, chậm phát triển, kém thông minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger