Từ trước đến nay mọi người vẫn thường coi đinh lăng là một loại nhân sâm quý từ Việt Nam và thân thuộc với mọi người với các bài thuốc, món ăn phổ biến. Chủ yếu người ta khai thác rễ đinh lăng lâu năm để ngâm rượu, làm thuốc và bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra lá đinh lăng là vị rau rừng quý và tốt. Nhưng ít ai tìm hiểu đến công dụng từ thân đinh lăng tưởng chừng vô dụng.
Mô tả cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây dạng bụi nhỏ, chiều cao có thể lên tầm khoảng 2m. Thân nhẵn có đốm phấn trắng và dai, ít phân nhánh và tập trung ở các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá đinh lăng mọc kép hay mọc so le và có bẹ. Phiến lá kiểu xẻ lông chim 3 nan, mép lá có răng cưa không đều khá giống lá phong.
Chóp lá nhọn, mặt lá trơn bóng nhẵn và lá chét với các đoạn đều có cuống. Thông thường cây chỉ có hoa ở những năm 2 trở đi. Cụm hoa có chùy ở ngọn gồm nhiều tán. Hoa mọc dạng cứng như quả màu trắng xám. Quả có hình trứng, dẹt, màu trắng bạc hay màu xanh thẫm phân ra từ nhánh hoặc đỉnh cành.
Cây thường được thu hoạch chỉ rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên. Thường cây càng lâu năm càng tốt và quý, đem rửa sạch phơi khô ở chỗ mát và thoáng gió để đảm bảo vẫn giữ được mùi thơm và phẩm chất. Thường rễ được cắt tỉa đẹp và đánh sạch để ngâm bình vừa làm cảnh. Khi dùng nên dùng rễ đinh lăng đi tẩm nước gừng tươi và sao vàng qua rồi tẩm lại với mật ong hoặc mật mía. Ngoài ra, lá của cây đinh lăng cũng thường được thu hái quanh năm.
Lá đinh lăng dùng tươi để ăn sống hay làm các món gỏi có mùi thơm và lạ miệng. Đối với lá khô cũng thường được dùng làm nấu nước uống như chè hoặc phơi khô thồn vào gối nằm rất tốt, nhất là trẻ nhỏ để điều trị và phòng ngừa một số loại bệnh.
Tìm hiểu: Cỏ xước chữa đau nhức xương khớp, chống viêm, suy thận, đau đầu
Thành phần hóa học có trong rễ đinh lăng có glucosid, alcaloid, triterpen, tanin, saponin và hơn 13 loại acid amin khác, vitamin như B1, A, chất xơ…. Trong thân và lá cũng có tuy ít hơn nhưng tùy theo chế biến mà có những công dụng khác nhau.
Tính vị, tác dụng của cây đinh lăng:
Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình, lá đinh lăng có vị nhạt và hơi đắng, tính bình, không độc. Có công dụng giúp bổ tạng, giải độc, bổ huyết, tiêu thực, tiêu sưng viêm, tăng sữa. Đinh lăng là thuốc tăng cường thể lực và làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, suy nhược, nóng trong người.
Thảo dược này còn giúp làm cho nhịp tim ổn định nhất là với người hoạt động nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức. Người bị thể trạng yếu và suy nhược, người gầy gò và thể trạng sức đề kháng yêu nên dùng rượu đinh lăng giúp hồi phục cơ thể, ăn ngon, ngủ ngon và lấy lại cân bằng.
Tham khảo: Cây dền gai chữa thoát vị đĩa đệm, xương khớp, sỏi thận, ho có đờm
Ngoài ra đinh lăng nó còn tốt cho phụ nữ mất sữa sau sinh, tăng tiết sữa và làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng sử dụng thường xuyên với liều lượng ổn định được cho là ít độc hơn cả nhân sâm khác, không làm tăng huyết áp, không gây rối loạn và các tác dụng phụ.
Phân loại đinh lăng
- Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương: Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt. Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao đinh lăng lá nhỏ
- Đinh lăng lá to: Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
- Đinh lăng đĩa: Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.
- Đinh lăng lá răng: Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.
- Đinh lăng lá tròn: Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến. Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.
- Đinh lăng lá vằn: Cây đinh lăng lá văn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.
- Đinh lăng mép lá bạc: Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.
Đọc tiếp: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ
Vậy thân đinh lăng ngâm rượu có tác dụng không?
Theo các bác sĩ Đông Y cho biết thì không những rễ đinh lăng mà thân đinh lăng cũng có những tác dụng tương tự thậm chí là có những công dụng bất ngờ khi ngâm rượu từ thân thay vì rễ đinh lăng. Hằng ngày người bệnh chỉ nên dùng 1 chén nhỏ trước hoặc trong khi ăn để tránh gây ngộ độc, say, nôn mửa, tiêu chảy khi dùng quá liều lượng cho phép mỗi ngày. Rượu đinh lăng vốn dĩ rất tốt nhưng nếu không biết cách dùng dễ gây tác dụng ngược.
Xem thêm: Đương Quy tăng sức đề kháng, suy nhược, thiếu máu cải thiện sức khỏe
Cách ngâm rượu từ thân đinh lăng cũng khá đơn giản:
Chuẩn bị thân đinh lăng loại từ 3 năm tuổi trở lên là tốt nhất, số lượng năm tuổi cũng sẽ tốt như rễ đinh lăng nên cần chọn loại già và lâu năm. Sau đó đem rửa sạch, có thể cạo vỏ hoặc không. Sau đó đem phơi khô qua 1 nắng. Tiếp theo đó chuẩn bị rượu nếp trên 40 độ là tốt nhất đổ ngập thân đinh lăng. Nên chọn lại bình cao để có thể đổ lút được hết thân đinh lăng.
Vì thân đinh lăng cũng khá đẹp nên không nên đoạn ra mà để nguyên thân vì có thể dùng để trang trí trong các bình thủy tinh. Việc ngâm đinh lăng tốt nhất là từ 3 tháng trở lên để có thể chiết xuất được hết hoạt chất quý có trong đinh lăng ra rượu. Không nên dùng đối với người phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Tìm hiểu: Thiên niên kiện chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
Những công dụng của thân đinh lăng ngâm rượu
- Thân cây đinh lăng ngâm rượu là một loại rượu thuốc giúp làm tăng cường trí nhớ, nhất là với top người đang bước vào độ tuổi trung niên, trí nhớ giảm sút và kém minh mẫn. Chính vì thế dùng rượu đinh lăng giúp tỉnh táo đầu óc, mang lại hiệu quả cao khi làm việc.
- Dùng rượu ngâm với thân cây đinh lăng giúp hỗ trợ sức khỏe, tăng cường thể lực, cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra còn kích thích thị giác, giúp hỗ trợ ăn ngon miệng, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.
- Thân cây đinh lăng ngâm rượu còn chữa được các bệnh về xương khớp. Người già và người lớn tuổi dùng rượu với liều lượng ổn định giúp xương khớp chắc khỏe, giảm tình trạn tê bì, dùng rượu đúng cách còn sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp nhanh chóng.
- Trong Đông y, thân cây đinh lăng đã ngâm rượu còn có công dụng trong giải độc gan, hạ men gan và giải nhiệt trong người. Bên cạnh đó thường xuyên dùng khoảng 30g mỗi ngày có thể chữa được mẩn ngứa, nóng và mụn nhọt
Ngoài tác dụng từ thân và rễ thì lá đinh lăng phơi khô được sử dụng làm gối rất nhiều, nó giúp cải thiện giấc ngủ, đặc biệt ở trẻ nhỏ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đổ mồ hôi trộm hay giật mình, phòng tránh co giật. Lá đinh lăng khô cũng được nhiều người phơi khô để dành pha trà uống giúp an định tinh thần, giúp tỉnh táo, ngủ ngon và ăn uống ngon miệng hơn. Đinh lăng cũng thường được trồng trong chậu làm kiểng rất đẹp và dễ phát triển.
Đọc ngay: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược
Cây đinh lăng hiện nay còn được biết đến với công dụng làm cảnh bonsai nên có mặt rất nhiều trong các gia đình. Lá non đinh lăng có thể dùng làm rau ăn sống cực kỳ ngon, có vị thơm và tốt cho sức khỏe, nhất là thanh nhiệt và giải độc. Tuy nhiên việc dùng rễ đinh lăng chữa bệnh cần phải thăm khám ý kiến bác sĩ, tránh tự ý điều trị.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/