Nghệ đen hay nghệ tím vốn dĩ không thông dụng và ít người biết như nghệ vàng. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người săn lùng nghệ đen để trị các loại bệnh về dạ dày, tá tràng… Thường dễ bị nhầm lẫn với ngải đen hay dòng họ nghệ, gừng hay riềng. Vậy nghệ đen có thực sự tốt hay không cần được làm rõ
Nghệ đen là gì?
Nghệ đen cũng còn được gọi là nghệ tím, có hình dáng giống hệt với nghệ vàng, là loại cây thân thảo thuộc họ Gừng. Cây được phát hiện nhiều ở khu vực miền núi, phía Bắc, Tây Nguyên… Trước đây, cây thuốc xuất xứ Ấn Độ hay Indo, sau này mới được du nhập về Việt Nam. Ở nước họ thường dùng nghệ đen thay cho gừng trong một số trường hợp
Nghệ đen la thuộc cây thân bụi thảo độ cao chừng 1m-1,5m có lá lớn dài khoảng 60cm, rộng khoảng 8cm và giống hệt lá nghệ vàng, tuy nhiên, gân giữa có màu tím đen khác với nghệ vàng có gân màu trắng, đây cũng là đặc điểm phân biệt dễ nhất.
Xem thêm: Lá Diếp Cá trị mụn, táo bón, trĩ, sỏi thận, viêm phế quản, ho.
Cây thuộc dạng rễ chùm hình nón chạy dọc, rễ phình to tạo thành củ, ngoài củ chính, củ phụ có hình trứng màu trắng. Lá bắc có màu xanh nhạt và có mùi nồng hơn so với nghệ vàng. Sau 1-2 năm trồng cây có cho hoa vàng hoặc đỏ thành nan, mỗi lõm có bầu lông mịn.
Người ta thường thu hoạch nghệ đen khi già và lâu năm. Củ nghệ đen giống nghệ vàng, có mùi thơm thuốc bắc, phần thịt có màu tím hơi xanh ở củ non và màu tím than đen ở củ già, bề ngoài lớp vỏ có màu vàng nâu đậm. Người ta thường đem phơi khô sau đó thái lát mỏng, đem đi sấy sau đó tán bột dùng cho đông y hoặc để nguyên lát ngâm rượu tùy vào nhu cầu sử dụng
Những tác dụng có lợi và giá trị cao của nghệ đen
Thành phần hóa học
Nghiên cứu khoa học cho thấy nghệ đen có chứa các thành phần sau: 1-1,5% tinh dầu: Bao gồm Cinecol (9,6%), D – camphen, sesquiterpen ancol (48%), Zingibezen (35%) và một số chất khác. 3,5% chất nhầy, Curcumin, Secquitecpen, Axit và phenol: Chẳng hạn như Tricyclo 5.1.0.02,4 hay p-(2-methylallyl)-( 11,45%), Curzerenone 44,93%, Camphene, Ar-turmerone, Germacrone 6,16%, Difurocumenone , Curcurmenole, Isocurcurmenole…
- Trong tây y, nghệ đen có tác dụng bồi bổ cho cơ thể giúp kích thích ăn ngon miệng hơn. Dùng một thìa nghệ đen bột hòa nước nóng uống hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe, có rất nhiều loại thuốc tây y với thành phần bao gồm nghệ đen.
- Đối với y học cổ truyền thì nghệ đen có vị đắng, cay, mùi hăng, tính ấm có tác dụng thông huyết, mạnh tỳ khi dùng từ khoảng 5g bột nghệ đen dùng với liều lượng cố định. Thường hỗ trợ đau bụng ở phụ nữ hành kinh, ăn uống không tiêu, bế kinh, phục hồi tổn thương…
Tìm hiểu: Nghệ đen mật ong chữa dạ dày, trị mụn cực kỳ hiệu quả
Các bài thuốc từ nghệ đen:
- Nghệ đen hoàn: Sử dụng 160g nghệ đen, 20g cốc nha, 40g khiên ngưu đã sao vàng, 40g hạt cau, 16g bấc lùng, 16g nam mộc hương, 20g thanh bì, 20g thanh mộc hương, 160g củ gấu, 160g tam lăng, 16g đinh hương.
Tất cả các vị này đem tán nhuyễn sau đó vo viên cùng mật ong hoặc hồ. Chia đều mỗi ngày uống khoảng 8-12g viên hoàn nghệ đen với nước gừng đem nướng cháy trên than
- Chữa chứng bệnh đới, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh, băng kinh, huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối, đau bụng kinh kéo dài: sử dụng nghệ đen sắc lát sắc cùng ích mẫu với liều lượng mỗi vị 15g uống 3 lần trong ngày
- Trị chướng bụng, khó tiêu: Dùng 6g nghệ đen, 6g tam lăng, 9g lúa mạch, 15g vỏ quýt 15g tất cả đem sắc uống chung mỗi ngày chia 3 lần uống.
- Trị nứt gót chân: Chuẩn bị bột nghệ đen và dầu dừa hoặc dầu thầu dầu. Trộn 2 nguyên liệu để được hỗn hợp hơi sền sệt. Đắp lên gót chân bị nứt vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ. Để 15 phút rồi rửa sạch lại
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan vàng da: Sử dụng liều lượng bằng nhau mỗi loại gồm nghệ đen, nghệ vàng, quả tắc, cỏ cú tất cả đem đi phơi khô, tán nhuyễn vo viên để dùng uống mỗi ngày 1-2g
- Chữa chứng nôn, sứa ở trẻ: dùng khoảng 4g nghệ đen đun với sữa cho sôi cùng vài hạt muối, tầm 5 phút sau đó hòa 1 hạt đỗ ngưu hoàng. Chia nhiều lần uống trong ngày.
- Hỗ trợ trẻ biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột: dùng 6g nghệ đen, 4g hạt muồng trâu đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ chữa chứng biếng ăn, chậm tiêu, mệt mỏi, lạnh bụng và đi phân sống ở trẻ…
- Làm mờ vết thâm, sẹo rỗ trên da, giúp nhanh lành vết thương: Chuẩn bị củ nghệ đen tươi Rửa sạch vùng da cần điều trị. Sau đó thái nghệ đen thành lát mỏng rồi đắp lên da. Để 20 – 30 phút. Lặp lại mỗi ngày khoảng 2 lần
- Chữa đau bụng từng cơn do bị nhiễm lạnh: Chuẩn bị mộc hương 50g, củ nghệ đen 100g. Tán cả 2 thành bột mịn, cho vào hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu. Mỗi lần uống 2g. Dùng nước giấm pha loãng để uống thuốc.
- Nghệ đen tán: điều chế bằng cách sử dụng 40g nghệ đen, 40g bạch chỉ, 40g hồi hương, 40g cam thảo, 40g đương quy, 40g thục địa, 40g bạch thược, 40g xuyên khung.Tất cả đem đi tán nhuyễn vo thành viên. Mỗi lần dùng từ 8-12g.
Đọc ngay: Tam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược.
Nghệ đen tán được sử dụng trong các trường hợp bị các vấn đề về khí huyết. Chữa các triệu chứng suy nhược, biếng ăn, chán ăn, thể trạng xanh xao, thiếu máu, ăn uống, ngủ kém, dễ đau ốm… Rất nhiều trường hợp thường dùng trực tiếp nghệ đen tán vo viên thay vì sắc thuốc, vì quá trình này làm hiệu quả bị giảm sút cho thay đổi tính chất, đặc biệt bạch chỉ và hồi hương là hai dạng thuốc tinh dầu dễ bay hơi khi nấu hay sắc nên thường chỉ nên dùng dạng viên.
- Đau bụng thành từng cơn do nhiễm lạnh: dùng 100g nghệ đen phơi khô tán bột cùng 50g bột mộc hương đem pha với ít giấm và dùng mỗi lần khoảng 2g.
- Chữa thâm nám, tàn nhang, làm sáng da: Chuẩn bị tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua. Uống 1 thìa tinh bột nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng. Kết hợp dùng mặt nạ nghệ đen và sữa chua không đường đắp lên da để cải thiện các sắc tố đen sạm. Mỗi tuần đắp mặt nạ 2 – 3 lần.
- Chữa tổn thương da do bỏng: Chuẩn bị bột nghệ đen và gel lô hội. Trộn 2 nguyên liệu với nhau và đắp lên khu vực da bị bỏng mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ lên da non.
- Chữa vàng da do mắc viêm gan: Chuẩn bị củ nghệ đen, uất kim, quả tắc non, củ gấu. Tất cả dùng dạng khô liều lượng bằng nhau. Nghiền các vị trên thành bột mịn và trộn đều với mật ong. Mỗi ngày uống 2g.
Xem thêm: Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh
Những lưu ý khi dùng nghệ đen
- Nghệ đen là một thành phần thảo dược không quá thông dụng như nghệ vàng, không có nghĩa là quý hiếm và thần thánh như lời đồn, chính vì thế khi sử dụng cần phải tham khảo kỹ lưỡng trước khi điều trị. Nhất là thể trạng và bệnh tình cơ thể
- Nghệ đen có tính chất phá huyết, chính vì thế mà không được dùng nghệ đen để điều trị làm lành vết thương hay vết loét như nghệ vàng. Nếu không nắm bắt được tính chất này dễ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và không lành hẳn
- Cũng chính vì tính phá huyết của nghệ đen rất mạnh nên những bệnh nhân bị viêm loét hay phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang bị rong kinh cũng không nên dùng. Điều này chứng tỏ, nghệ đen và nghệ vàng vốn dĩ có tính chất khác nhau không thể thay thế. Người ta, chỉ sử dụng nghệ vàng chung với nghệ đen hoặc dùng riêng lẻ và không thể thay thế mà chỉ có thể bổ trợ
- Không nên tự ý sử dụng nghệ đen khi không hiểu rõ bệnh tình, nhất là rất nhiều lời đồn sử dụng nghệ đen đem ngâm rượu chữa bệnh đau dạ dày là vô cùng sai lầm, cần hỏi ý kiến các dược sĩ, thầy thuốc đông y trước khi sử dụng
- Tránh nhầm lẫn nghệ đen với ngải đen vì hình dáng củ khá giống nhau mà chỉ có thể ngửi để có thể phân biệt.
Mời bạn đọc bài: Cây an xoa chữa ung thư gan, viêm gan, xơ gan, đau xương khớp, mất ngủ
Tổng hợp một số thông tin về tính vị, tác dụng dược lý và bài thuốc từ dược liệu nghệ đen cho thấy được công dụng và giá trị từ nghệ đen. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng nghệ đen để điều trị các vấn đề sức khỏe.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/