Tỏi đen chỉ xuất hiện cách đây không quá lâu và được khoa học chứng minh có thành phần chống oxy hóa rất cao. Cho đến nay, mọi người vẫn luôn coi tỏi đen là một loại thảo dược quý có thể chữa bệnh. Với nhiều cách chế biến khác nhau mà hiện nay tỏi đen được tung hô với giá trị dinh dưỡng cao cũng như tốt cho sức khỏe, điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về công dụng và những thành phần có trong tỏi đen là gì?
Vậy tỏi đen là gì?
Tỏi đen thực chất được làm từ tỏi trắng, trải qua quá trình lên men chậm ở nhiệt độ khoảng 60 độ c và độ ẩm khoảng 80 độ C, gọi là quá trình phản ứng chậm Maillard. Thời gian ủ này khoảng 2 tháng và tỏi sẽ chuyển sang màu đen bóng, dẻo và thành phần hoạt chất tăng cao
Tăng gấp 3 lần về protein, vitamin, polyphenol, axit amin tự do, axit glucotamin… tất cả đều tăng cao hơn so với tỏi trắng thông thường, nên thường được dùng làm thành phần chữa bệnh. Tỏi trắng vốn dĩ là gia vị phổ biến từ rất lâu giúp kích thích tiêu hóa, diệt ung thư, kháng viêm, làm giảm cholestorol, ngừa các bệnh tim mạch… Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được mùi tỏi vì hăng và cay do sulfur gây ra mùi khó chịu.
Sau đó người ta bắt đầu nghiên cứu cho lên men tự nhiên tỏi trắng thành tỏi đen và có mùi giảm hẳn hăng và tăng thêm chất chống oxy hóa và hoạt chất có lợi khác. Tỏi đen sau khi lên men sang không còn cay mà thay vào đó là có vị ngọt, vẫn còn giữ nguyên lớp vỏ, phần tỏi đen phía trong bị teo đi một chút và dễ dàng tách rời vỏ. Các nhóm hoạt chất có trong tỏi tăng với lượng đường tăng khoảng 13 lần và fructose tăng 52 lần. Đặc biệt sallyllcystein tăng hơn 6 lần so với tỏi trắng tươi.
Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn khác hoàn toàn với tỏi trắng khi chưa qua chế biến. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng.
Cách làm tỏi đen từ người Nhật
- Chọn tỏi tươi với tép tỏi đều nhau, không sâu, không hư đầy đặn, có thể sử dụng tỏi cô đơn cũng đều tốt. Sau đó đem bóc lớp vỏ tỏi bên ngoài đi, để lại lớp mỏng bên trong, ngắt cuống và đem phơi khô nửa nắng
- Chọn bia Haniken hoặc Special rưới một lớp ngậm lên tỏi vào một cái thau ngâm khoảng nửa tiếng, 1 kg tỏi tương ứng với 1 lon bia là tốt nhất
- Sau đó vớt tỏi ra cho vào giấy bạc gói kỹ lại tránh để hở và tiếp xúc với không khí, bụi bẩn hay ẩm nước.
- Tiếp đến dùng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất ở chế độ giữ ấm, tránh để chế độ nấu và cho gói tỏi vào giữ nguyên trong 2 tuần. Quá trình có thể mở ra kiểm tra nhưng cần nhanh tay, tránh tiếp xúc không khí quá lâu. Quá trình này sẽ làm tỏi trắng thành tỏi đen và có mùi thơm, vị ngọt dịu, thịt tỏi khô và săn, dẻo lại, vỏ tỏi khô là đã thành công.
Tác dụng của tỏi đen
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Nguyên nhân gây tiểu đường phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, thừa cân, di truyền, ăn uống…
Thông tin: Bồ công anh chữa tiểu đường, đường tiết niệu, giải độc gan, chắc xương
Điều này làm tăng nồng độ glucose trong máu, gây ra những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid, protein. Những biến chứng nguy hiểm thậm chí là suy thận, đột quỵ. Trong khi đó, tỏi đen có khả năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng và ung thư đại tràng
Ung thư và các bệnh về đại tràng đang chiếm khoảng 10 – 15% trong số các bệnh nhân ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ và tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là khoảng 20 – 50%. Hóa trị là phương pháp tiêu chuẩn nhưng cũng gây ảnh hưởng vì tiêu diệt luôn những tế bào bình thường gây tổn thương gan, tủy…
Trong tỏi đen có chứa các thành phần chống ung thư và chống oxy hóa có khả năng làm ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư. Tỏi đen có khả năng ức chế sự tăng trưởng và tự lão hóa của các tế bào ung thư bằng cách ức chế các tín hiệu nội bào.
- Tỏi đen hỗ trợ giúp bảo vệ gan
Các nguyên nhân gây tăng men gan do virus, sử dụng chất kích thích, thừa cân, sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau dễ gây suy tim, thiếu máu, rối loạn…
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Tỏi đen là loại dược liệu có khả năng bảo vệ và cải thiện chức năng gan, giúp ức chế gây tăng cao men gan. Tỏi đen giúp bảo vệ những người bình thường khỏi tác hại có thể xuất hiện ở gan
Chính vì thế, tại Hàn Quốc họ thường khuyến khích sử dụng tỏi đen trong chế độ ăn uống hằng ngày để phục hồi tổn thương cho gan
- Tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trong tỏi đen có chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm hiệu quả, cũng như là dược liệu giúp gia tăng sức đề kháng và giúp kích thích hệ miễn dịch. Quá trình lên men ở tỏi giúp tăng giá trị dinh dưỡng, tạo ra vị dịu ngọt và đường tự nhiên tăng cường miễn dịch.
- Tỏi đen có tác dụng giảm mỡ máu
Trong tỏi đen có chứa các hợp chất S-allycyl-L-cysteine, Alline, Isoalliin…của lưu huỳnh có tác dụng chống oxy hóa cao và giúp làm hạ cholesterol, qua đó làm giảm độ lipid trong máu. Hoạt chất allicin giúp kích thích sự giãn nở của mao mạch, giúp máu lưu thông và thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm cảm giác cơn đau.
- Các hoạt chất trong tỏi đen giúp chống đông máu, giảm chứng cao huyết áp và thiếu máu não.
- Ngoài ra, sử dụng tỏi đen thường xuyên giúp chống lão hóa sớm, tăng cường đề kháng, tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Tỏi đen có tác dụng mạnh trong việc quét sạch các gốc tự do, điều này giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư hiệu quả được khuyến nghị sử dụng thường xuyên. Nhờ hợp chất SAC và dẫn xuất của amino acid cysteine giúp hạn chế phát triển khối u ác tính mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường
- Các công dụng khác:
Ngoài ra, tỏi đen còn giúp bảo vệ hệ tim mạch, làm giảm quá trình gây xơ cứng động mạch mang lại đề kháng sức khỏe tốt. Ngoài ra còn giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tỏi đen còn có tác dụng làm giảm đau thấp khớp, viêm khớp cho cơ thể.Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho não và cơ thể, giúp tăng trí nhớ cho người hay làm việc trên máy tính đồng thời cải thiện chức năng não, hỗ trợ ngủ sâu, ăn ngon và đặc biệt làm đẹp da với 18 loại axit amin và giúp đen tóc, mọc tóc nhanh.
Nên đọc: Chè dây chữa viêm loét dạ dày HP, viêm đại tràng, đau bụng,suy nhược.
Cách sử dụng tỏi đen
Theo chuyên gia, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen tương đương 3 – 5 gram. Khi ăn nên nhai kỹ để các chất có trong tỏi phát huy công dụng . Không nên dùng quá liều lượng, vì có thể gây những tác dụng phụ không tốt. Có thể dùng tỏi đen theo các cách sau:
- Ăn trực tiếp: Ăn trực tiếp từ hai đến ba củ tỏi đen mỗi ngày, người già nên sử dụng từ 1 đến 2 củ để phát huy được tối đa tác dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị bởi các chất có trong tỏi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngâm với mật ong: Bóc vỏ lấy khoảng 125–150g tỏi đen và để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong vào cho ngập kín tỏi đen và ngâm khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Tỏi đen kết hợp với mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt bài thuốc này mang lại hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh,…
- Ép lấy nước uống: Lấy 3- 5g tỏi, thêm 1 chén nước ấm cho vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước uống.
Bài hay: Cây xăng sê chữa bệnh dạ dày, lưu ý và bài thuốc chữa bệnh.
Bạn có thể tự làm tỏi đen ăn tại nhà một cách an toàn hơn khi tự lựa chọn được tỏi có nguồn gốc, không chất bảo quản hay thuốc sâu. Có thể sử dụng máy chuyên làm tỏi đen hoặc nồi cơm điện tùy vào điều kiện mỗi người. Hoặc nếu mua bên ngoài cần lựa chọn địa chỉ uy tín và sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/