Có lẽ mọi người từ nhỏ đến lớn đều sẽ có ít nhiều những lần bị bỏng. Nếu không kịp thời xử lý và hiểu rõ về bỏng sẽ vô tình làm mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Và chính việc thiếu hiểu biết để sơ cứu kịp thời đã khiến nhiều người phải hối hận. Sau đây là cách trị bỏng đơn giản hiệu quả.
Bỏng là gì?
Bỏng là hiện tượng lớp da bị tổn thương tùy theo mức độ nặng nhẹ để xác định. Bỏng làm tổn thương lớp biểu bì có thể do lửa, nước sôi, điện… gây ra. Nếu nặng, bỏng sẽ ăn sâu vào lớp biều bì bên trong da thậm chí gây ảnh hưởng đến cả mô xương, khớp…
Bỏng hay còn gọi là phỏng nếu nhẹ chỉ cần sơ cứu bằng một số bước đơn giản sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng đa số, các vết bỏng đều được đánh giá nặng từ mức độ 2 trở đi. Nếu không sơ cứu đúng cách sẽ vô tình làm vết bỏng lan ra và nặng thêm trở thành sẹo vĩnh viễn.
Cách xác định mức độ nặng của sẹo
Cấu tạo da người chia ra làm 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Trong lớp hạ bì trong cùng dày hơn. Tại đây là nơi chứa các sợi collagen để tạo ra sự đàn hồi và dẻo dai cho da, gọi là sự liên kết chắc chắn. Cả hai lớp sẽ được nối với nhau qua một màng tế bào.
Riêng lớp hạ bì này sẽ có chứa các mô liên kết với dây thần kinh. Mang nang lông, tuyến mồ hôi, mạch máu và mạch bạch huyết. Lớp hạ bì được chia thành 2 phần gồm vùng nhú và vùng lưới. Cơ bản mà nói lớp này cũng không hẳn gọi là một phần của da.
Nó được gọi là hypodermis, chức năng chính của lớp hạ bì này là để làm nhiệm vụ hàn gắn da vào xương và cơ bên dưới. Lớp hypodermis này chủ yếu chứa chất béo, mạch máu và dây thần kinh đóng vai trò như lớp đệm.
Dựa vào đây, chúng ta có thể chia ra làm 5 mức độ bỏng từ nhẹ đến nặng để có hướng xử lý và điều trị phù hợp:
- Mức 1: Đây là mức bỏng nhẹ nhất và không quá nguy hiểm. Chúng ta có thể hiểu nôm na đi ngoài trời quá nắng làm da đỏ rát lên và bong nhẹ lớp da như da chết. Trường hợp này chỉ cần bảo vệ da bằng kem chống nắng hoặc quần áo kín để bảo vệ.
Trường hợp này bỏng chỉ làm da tấy đỏ, khó để lại sẹo, không ảnh hưởng đến mô tế bào bên trong. Thường từ 5-7 ngày các lớp tế bào chết đỏ này sẽ bong đi. Để sơ cứu trường hợp này đơn giản nhất là nhúng vào nước lạnh để ổn định nhiệt độ hoặc bôi một lớp kem bạc làm hạ nhiệt độ.
- Mức 2: Đối vết bỏng này sẽ nặng hơn trường hợp 1 và cần có thời gian từ 3 tuần đến 1 tháng để chữa khỏi. Vết bỏng này sẽ gây đau đớn và có tổn thương đến lớp da hạ bì. Đặc trưng ở trường hợp này vị trí bị bỏng sẽ xuất hiện bọc nước .
Bọc nước này sẽ tồn tại cho đến khi lớp da phía dưới được tái tạo lại. Khi bị loại bỏng này cần hạ nhiệt bằng cách nhúng vào nước lạnh sau đó mua thuốc bôi vào vùng da tổn thương. Đợi cho vết bỏng khô tróc vảy, hạn chế tiếp xúc vết thương với vết bẩn và nắng để tránh sẹo, xạm.
- Mức 3: Đây là trường hợp bỏng nặng nhất mà buộc bạn phải sơ cứu nhanh và đến cơ sở y tế. Cả lớp biểu bì và hạ bì đều đã bị tổn thương hoàn toàn gây đau đớn vô cùng, gây hại các mô và tế bào sâu dưới da.
Trường hợp sẽ làm tê liệt dây thần kinh gây mất cảm giác đau đớn, Trường hợp này cần có can thiệp của bác sĩ chuyên môn để rửa vết thương, băng bó, kết hợp uống thuốc kháng sinh, liền vết thương.
Các bước sơ cứu cơ bản khi bị bỏng:
- Nước mát: một khi bị bỏng dù nặng hay nhẹ thì việc đầu tiên cần phải nghĩ tới là làm hạ nhiệt vùng da bị cháy bằng cách nhúng ngay vào nước lạnh hay nước đá. Cách này giúp làm dịu da và giảm bớt đau đớn.
Có thể dùng nước đổ trực tiếp, ngâm thẳng hoặc dùng gạc lạnh để đắp lên vết thương và giữ trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.
- Làm sạch thoáng vết thương: nếu vị trí bỏng có mặc quần áo thì cần tháo gỡ nhanh ra trước khi vết bỏng gây đau đớn và dễ nhiễm trùng. Kể cả nhẫn, vòng tay cần phải tháo nhanh chóng.
- Bôi kem dưỡng ẩm, lô hội, tuyp bạc để làm dịu vết thương, ngăn ngừa khô da làm kéo da non gây đau đớn.
- Tránh vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn. Nếu phải đi ra ngoài cần che chắn cẩn thận.
- Tránh di chuyển quá nhiều nếu vết bỏng ở vị trí cần phải dịch chuyển như chân khi vết thương đang lên da non.
- Khi vết bỏng có xuất hiện bọc nước tránh không làm vỡ để gây tình trạng vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng, dễ lên sẹo.
- Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm như, naproxen (Aleve) và acetaminophen…
- Khi da bắt đầu lên da non nên sử dụng kem chống nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời và sử dụng kem liền sẹo.
Các phương pháp điều trị và mẹo chữa sẹo:
- Nha đam (lô hội): Bôi trực tiếp lá lô hội đã bỏ vỏ lên vết thương giúp giữ ẩm, làm mềm vết thương và làm dịu. Tránh để lại sẹo có thể trộn thịt lô hội cùng bột nghệ.
- Mật ong: trong mật ong có thành phần lớn chống viêm, kháng khuẩn. Bôi mật ong lên vết bỏng giúp hạn chế sẹo, tránh nhiễm trùng và làm dịu vết thương.
- Khoai tây: Khoai tây giúp làm dịu da và chống kích ứng, sử dụng sớm vài lát khoai tây chà nhẹ lên vết thương giúp giảm đau và hạn chế nguy cơ bị lên bọc nước. Nếu vết thương còn đau có thể ép lấy nước khoai tây và thoa nhẹ lên vết thương.
- Dầu dừa: Vitamin E có trong dầu dừa khi kết hợp với vài giọt chanh giúp hạn chế nguy cơ để lại sẹo, làm mềm da và mau lành vết thương.
- Giấm táo: Trong giấm có chứa một lượng axit tự nhiên giúp kháng viêm, điều trị vết thâm nám rất tốt.
Cách sử dụng đơn giản là pha loãng trong nước sau đó rửa sạch vùng da bị bỏng với nước giấm này. Bảo vệ vùng da vệ sinh bằng gạ mềm đã ngâm giấm sau đó thay băng sau 3 giờ.