Cây bồng bồng là loại thảo dược quý được thiên nhiên ban tặng hay còn gọi là cây lá hen bởi công dụng đặc trị của nó các bệnh về hen xuyễn. Cây bồng bồng nổi tiếng bởi những đóa hoa to, màu sắc sặc sở cuốn hút người nhìn. Tuy có nhiều công dụng tốt đối với đường hô hấp nhưng nếu không cẩn thận sẽ để lại hậu quả khó lường vì kịch độc có trong cây
Đặc điểm nhận dạng cây bồng bồng
Cây bồng thuộc dạng thân gỗ nhỏ, sống lâu năm và có tên khoa học là calotropis gigantean R.Br thuộc họ thiên lý. Cây có lá bản to và khá giòn, cuống ngắn chỉ khoảng dưới 1cm. Lá có dạng hơi thuôn dài và phình to với độ dài vào khoảng 20cm và rộng khoảng 10cm
Mặt trên và mặt dưới lá bồng bồng đều có lông tơ trắng và nhiều hơn ở mặt dưới. Gân nổi rõ ở 2 mặt nhưng lồi hơn ở phần mặt lá dưới cũng có màu xanh lục lạt hơn mặt trên. Gân đối xứng đều xuất phát từ gân chính mọc từ gốc lá. Hoa bồng bồng là dạng hoa to thuôn dài, hoa lớn và có kích thước đều nhau nhìn khá cứng cáp. Hoa có thể có màu xanh ngọc bích, màu tím ngà xanh… mọc thành cụm, chùm. Thường có 5 cánh như cấu trúc hình sao dạng tam giác nhọn.
Xem thêm: Sâm cao ly có công dụng gì? Giá tiền, cách dùng.
Màu của cánh hoa thường nhạt ở ngoài và có bầu nhị được bọc bởi các đài mang màu sắc tím xanh đậm hơn. Mỗi cụm hoa thường từ 5 bông trở lên. Mọc ra ở đầu cành, hoặc nách lá gần đầu cành. Cây bồng bồng cũng còn có tên gọi dân gian khác là cây tỳ bà. Quả bồng bồng mọng nước dạng hình cầu cũng mọc thành cụm, chùm và thường mọc rải rác khắp nơi, thường tập trung ở những cung đường các tỉnh miền Trung.
Ở các nước lân cận, bồng bồng thường xuất hiện ở các nước như Ấn Độ, Nepal, Lào…Còn ở Việt Nam bồng bồng mọc ven bờ biển, ven đảo và thường được tận dụng làm hàng rào nhất là khu vực hải đảo. Lá của cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm vị thuốc.
Thành phần hóa học có trong cây bồng bồng
Các chất được nghiên cứu có trong cây bồng bồng được cho là ngăn chặn và ức chế vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp như hen xuyễn, ho hay viêm phế quản. Các thành phần đó có tên Anpha – và Beta – amyrin. Trong lá bồng bồng có chứa calotropin, khi thuỷ phân sẽ cho calotropagenin.
Trong khi đó nhựa của nó khi chưa qua xử lý với liều thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể con người như các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt. Đối với liều cao sẽ dễ gây độc mạnh như nhức đầu, choáng váng, sốt, nổi ban khắp người ép tim, khó thở…
Xem thêm: Cỏ Mần Trầu Có Tác Dụng Gì? Vị Thuốc Quý Quanh Ta
Tác dụng dược lý
Dược liệu được cho là hội tụ những tác dụng điển hình của 1 glucozit chữa tim. Có thể làm tăng trương lực tâm thu đồng thời giảm nhịp tim rất rõ rệt. Dùng quá liều có thể khiến cho hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích và gây ra các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, hạ huyết áp. Bồng bồng thường dùng để chữa hen phế quản, hen suyễn, cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp. Đồng thời còn được sử dụng trong trường hợp bị đau nhức răng, giúp ức chế các triệu chứng sưng viêm.
Công dụng đến từ cây bồng bồng
Đối với các thành phần chính có trong cây bồng bồng thì chủ yếu chữa và hỗ trợ trong các bệnh liên quan đến họng, hô hấp. Ngoài ra, cây còn được áp dụng trong các bài thuốc chữa trị khác như:
- Diệt chấy: Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng mủ của cây bồng bồng đem đun sôi cho tan chảy cùng dầu dừa thành một hỗn hợp sệt. Gội đầu sạch để còn ẩm sau đó thoa hỗn hợp này lên ủ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó rửa sạch, áp dụng cách này từ 1-2 lần trên tuần không những trị cháy còn có thể trị gàu và làm sạch da đầu an toàn, nhờ kết hợp dầu dừa sẽ làm bóng và tóc mượt hơn.
- Điều trị các bệnh phế quản: Chuẩn bị 7 – 10 lá bồng bồng. Cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng duy trì 1 thang/ngày đến khi triệu chứng bệnh hết hẳn.
Xem thêm: Top 15 Địa chỉ mua nấm linh chi Hàn Quốc TP.HCM chính hãng, giá tốt.
- Trị ho, viêm họng, viêm phế quản: Dùng từ khaonrg 10 lá bồng bồng non đem rửa sạch sau đó đem sắc cùng 1 lít nước. Cô cạn còn 1 nửa đem chia làm 3 lần uống. Mỗi lần có thể ngậm khoảng 15 phút sau đó nuốt. Kiên trì sử dụng từ 2 tháng để trị dứt điểm bệnh
- Trị đau răng: Vì các hoạt chất có trong lá, thân cây bồng có thể kháng viêm, chống sưng đau rất tốt nên có thể lấy mủ cây bồng bồng thấm vào một chút bông sau đó nhét vào chân răng sâu sau khoảng 15 phút nhổ đi và rửa sạch miệng
Xem thêm: Cây phong thủy
- Trị hen xuyễn: Đối với lá bồng bồng có hai cách để sắc uống. Đầu tiên có thể sử dụng 20g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất, 30g rau khúc tất cả đem sắc cùng 1 lít nước còn lại 1 nửa chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa viêm đường hô hấp: Chuẩn bị 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.
- Cụm hoa non của cây bồng bồng có thể ăn được. Rễ cây bồng bồng có mùi thơm dễ chịu nên thường được dùng để làm tinh dầu hương thơm. Lá của cây bồng bồng khi giã nát và xử lý được dùng làm nước màu nhuộm thực phẩm. Cách hai là dùng 12g lá bồng bồng, 20g lá dâu tằm, 10g lá cỏ sữa. Sắc tất cả cùng 1 lít nước cô cạn còn 1 nửa đem chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Công dụng khác: Nhựa mủ của cây người ta tận dụng để làm chất nhuộm ra màu vàng. Còn lớp vỏ thân nghiền ra làm bột giấy. Đến gỗ của cây đốt ra rồi cũng dùng làm thuốc súng
Tham khảo: Top 12 Địa chỉ mua bình ngâm rượu TPHCM giá tốt và uy tín
Những điểm lưu ý khi dùng cây bồng bồng
- Không tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây bồng với lượng lớn dễ gây trúng độc. Nếu lỡ may trúng độc của cây bồng bồng cần kích nôn, giúp người bị nạn ói hết chất độc ra ngoài sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế để súc ruột và cấp nước nhanh chóng
- Thường thì người ta hay để nấu nước hơn. Mỗi ngày chỉ cần dùng tối thiểu là 6g và tối đa là 12g là được. Ngoài ra có thể dùng cùng các thảo dược khác để tăng hiệu quả.
- Không sử dụng hay tiếp xúc với lá bồng bồng đối với đối tượng là trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai
- Không tự ý dùng cây, lá bồng bồng để chữa bệnh mà không hỏ ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ
- Hiện nay trên thị trường thường có xuất hiện sự giống nhau đáng lưu tâm giữa sâm cau và bồng dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế cần biết cách phân biệt để tránh tiền mất, tật mang
- Sâm cau có độ cao tầm 30cm, nhưng bồng bồng có độ cao lên tới 80cm. Rễ sâm cau màu nâu đậm có ít tua rễ phụ nhỏ, rễ thuộc dạng rễ cọc đâm sâu. Trong khi đó bồng bồng rễ có màu hồng, rễ thuộc dạng rễ chùm mọc khá cạn
- Bộ phận ở sâm cau chỉ sử dụng thân và rễ. Ở bồng bồng sử dụng toàn bộ bộ phận từ thân, rễ, lá. Ngoài ra, công dụng từ sâm cau tăng sản sinh nội tiết tố nam testosterol trong khi đó bồng bồng chủ yếu chữa các bệnh về đường hô hấp
- Sâm cau thuộc họ tỏi, trong khi đó bồng thuộc họ thiên lý. Các công khác đến từ sâm cau khá là nhiều như ngâm rượu giúp tăng cường sinh lý ở nam, chữa liệt dương, tan ứ trì trệ, tráng gân cốt, chữa phong thấp, đau lưng, suy nhược thần kinh…
- Sâm cau có vị cay, tính ấm và hơi có độc. Trong khi đó nhựa cây bồng bồng lại rất độc có thể gây tử vong đối với người dùng liều mạnh
Thực tế cây bồng bồng không hẳn là 1 loại thảo dược trừ được nhiều bệnh và không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng điều trị bệnh. Nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng của cây bồng bồng đối với người bị hen suyễn được. Chính vì thế nên hiểu rõ và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng.
Nguồn: https://caythuoc.vn/cay-bong-bong