Cây cỏ hôi còn được gọi là cây cứt lợn, hoa ngũ sắc. Cây cỏ hôi được dân gian ca tụng như một vị kháng sinh từ thảo dược, không chứa độc tố và gắn liền với mọi người thôn quê, vì là cây dại mọc bò mọi nơi nên khá dễ để có thể tìm kiếm và thu hoạch nó. Ngoài nghiên cứu có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm xoang, nó còn có thể góp phần trong các bệnh u xơ…
Cỏ hôi là gì?
Cỏ hôi thuộc kiểu cây thân bụi mọc tà dưới đất độ cao không quá 30cm. Lá mọc đối xứng như lá bạc hà có răng cưa màu xanh đậm, có lông toàn thân. Hoa nhỏ như hoa cúc màu tím hoặc tím xanh, cây thường có màu tím và có tinh dầu. Cây có quả bổ sọc màu đen.
Cỏ hôi thường được dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Sử dụng thân, lá cành và bỏ rễ. Tinh dầu có trong cỏ hôi thường được dùng trong xông giải viêm xoang mũi. Thân lá ép nước có thành phần chống viêm, kháng khuẩn. Theo tạp chí African Health Sciences (2012), chiết xuất từ cây cỏ hôi có tác dụng làm giảm lượng đường huyết lúc đói của chuột thí nghiệm mắc bệnh tiểu đường xuống 39,1% (sau Thài lài châu Phi với tỉ lệ 78%).
Đồng thời, cùng với chiết xuất từ Thài lài châu Phi, chiết xuất từ cây cỏ hôi được xem là rất có ích cho sức khỏe, giúp chống lại bệnh tim, đột quỵ (với nồng độ Ma giê cao), ngăn ngừa táo bón (với hàm lượng chất xơ cao) và tốt cho sự tăng trưởng tế bào (với hàm lượng protein cao).
Theo Journal of Pharmacy and Biological Sciences (2014), chiết xuất etanol từ cây cỏ hôi giúp làm khô các vết lở loét do dòi ở vú của các bà mẹ cho con bú (bệnh Myiasis) với tỉ lệ lành bệnh là 92, 7% (thí nghiệm ở 50 phụ nữ, trong đó có 17,25 % bị bệnh).
Thành phần và công dụng cỏ hôi
Trong tây y, cây Cỏ hôi ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu,hợp chất uronic, carotenoid, phytosterol, tanin, đường khử, saponin. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá là 4,7%. Cỏ hơi khi được tinh luyện thành dầu sẽ hơi sánh đặc, màu vàng nhạt giống tinh dầu hoa anh thảo, hay nụ tâm xuân, mùi thơm nhờ thành phần chủ yếu có ageratochromen và demethoxy ageratochromen. Chính vì có các đặc tính này mà thường cỏ hôi được tinh chế thành tinh dầu xông mũi, viêm xoang.
Ngoài ra, các công dụng khác được biết đến từ cỏ hôi như:
- Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: vì các thành phần có trong cỏ hôi giúp chống viêm, kháng khuẩn nên hỗ trợ tốt trong chữa rong huyết, chống viêm âm đạo. Cách dùng đơn giản là dùng khoảng 15gr cỏ hôi tươi đem rửa sạch để ráo, sau đó đem giã nhỏ thêm nước khuấy đều vắt lấy nước uống vào mỗi buổi sáng. Liều uống từ 5 ngày là có thể cải thiện tình trạng.
- Điều trị viêm mũi xoang mạn tính và viêm mũi xoang dị ứng: Dùng cỏ hôi giã vắt lấy nước, dùng tăm bông nhúng vào nước cỏ hôi nhét vào mũi hoặc vào lỗ tai. Đồng thời dùng lá cỏ hôi phơi khô đem đốt lên xông hoặc cũng có thể xông nước nấu cây cỏ hôi.
- Chữa đau họng: dùng khoảng 60gr cỏ hôi đem rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước hòa với đường ngày uống 3 lần hoặc dùng cỏ hôi phơi khô tán bột thổi vào họng sẽ giảm tình trạng đau họng nhanh chóng.
- Chữa sỏi, viêm đường tiết niệu: dùng cỏ hôi 20g sắc cùng 500ml nước cùng kim tiền thảo 16g, râu ngô hay là râu bắp 12g, lá mã đề 20g, cam thảo đất 16g, sắc cạn còn khoảng 100ml nước dùng uống 2 lần/ ngày.
- Viêm khớp, đau nhức: Khi bị té hay đau nhức do đau khớp theo thời tiết, hợp chất kháng viêm chống sưng trong cỏ hổi có thể dùng giã nát đắp vào vết thương đau bằng băng gạc để giảm đau, tiêu sưng
- Mụn nhọt, lở: Trộn cỏ hôi giã nát cùng một chút muối và cơm rượu đắp lên vùng mụn, vùng lở loét để giảm viêm, chống khuẩn và tiêu sưng.
- Trặc lưng, đau: Dùng cỏ hôi một bó lớn đem phơi và đốt sau đó hơ vùng sưng đau trên khói để giảm cơn đau.
- Làm sạch gầu, mướt tóc: Trước kia người dân gian thường dùng hoa bưởi, chanh, xả và bồ kết để nấu nước gội đầu. Ngày nay, thay vì dùng quá nhiều loại hoa lá thì chỉ cần việc sử dụng cỏ hôi nấu nước gội, có thể thêm bồ kết nếu muốn để có tóc bóng mượt và sạch gầu.
- Chữa loét miệng: cũng bằng cách giã cỏ hôi vắt nước uống hoặc ngậm tầm 10 phút sau đó nhổ đi.
- Chữa sốt rét, cảm vặt: Dùng khoảng 20gr cây cỏ hôi đem sắc với nước uống ngày 2 lần.
- Chữa viêm đường hô hấp: Sắc 20 gr cỏ hôi cùng lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g, uống 2 lần/ngày.
- Hỗ trợ điều trị ung thử cổ tử cung: Cây cỏ hôi 20 g sắc cùng30gr cỏ nhọ nồi, 30gr kim nữu khấu, 30gr dạ hương ngưu giã nát, cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Hiện nay, cây cỏ hôi được nhiều hãng thuốc và cả đông y, tây y sử dụng dược liệu để bào chế thuốc cũng như thành phần chữa bệnh quan trọng. Nhất là trong chữa viêm xoang. Họ tinh chế các thành phần từ cỏ hôi thành dạng xịt cho người bị viêm xoang rất tiện lợi sử dụng.
Tìm hiểu: Cây lá bỏng chữa bỏng, viêm mũi, viêm xoang, trĩ, đau lưng, giải rượu, …
Nếu người bệnh muốn điều trị dứt điểm viêm xoang từ cây cỏ hôi thì cần phải kiêng trì, tránh lựa chọn nhầm lẫn với các loại cỏ có hình dáng tương tự cỏ hôi như cây ngũ sắc, cây cỏ lào gây kích ứng các độc tố cũng như thành phần. Ngoài ra, việc sử dụng cần kiên trì từ 6 tháng trở lên.
4 bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây cỏ hôi hiệu quả
Bài thuốc 1: Chuẩn bị khoảng 100g cỏ hôi, 50g lá long não, 10g lá chanh. Tất cả đem đi rửa sạch những lá thuốc trên rồi sắc với 300ml nước cho đến khi sắc lại (khoảng 100ml nước). Đổ nước ra bát, xông lên mũi, làm đều đặn 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần xông cần hâm nóng lại nước sắc, làm liên tục từ 7-10 ngày sẽ giảm được triệu chứng của viêm xoang.
Bài thuốc 2: dùng 100g cây cỏ hôi tươi đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhuyễn, đem nước cốt nhỏ vào lỗ mũi.
Ngày nhỏ 2 lần, mỗi lần từ 2-3 giọt. Khi nhỏ, hạ thấp đầu để nước cốt chảy ngược vào trong, giúp thuốc mau ngấm hơn.
Hoặc bạn cũng có thể dùng tăm bông nhúng vào chất nước này rồi nhẹ nhàng nhét vào bên lỗ mũi bị đau tầm 15 phút. Từ từ rút tăm bông ra. Lúc này, chất nhầy và mủ bên trõn xoang mũi cũng sẽ chảy ra ngoài.
Bài thuốc 3: dùng 30g cây cỏ hôi, 20g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, 12g ké đầu ngựa. Cho tất cả vị thuốc trên vào ấm sắc với 3 bát nước, đến khi nước sắc còn 1 bát thì tắt lửa. Chia phần nước vừa sắc tành 2 phần, uống 2 lần trong ngày. Thời điểm uống thích hợp là sau bữa trưa. Kiên trì dùng khoảng 10 ngày sẽ thấy được hiệu qủa.
Bài thuốc 4: Lấy một nhúm hoa cỏ hôi đem giã nhuyễn, vắt lấy nước, nhỏ mũi. Nhỏ từ 4-5 lần mỗi ngày, càng nhiều càng tốt vì thuốc ngấm vào vết thương sẽ mau khỏi bệnh hơn. Thuốc không gây xót như người bị xoang nặng nên cách này phù hợp cho những người viêm xoang mũi nhẹ, mức độ thương tổn ít.
Lưu ý với trường hợp nhúng tăm bông có nước cây cỏ hôi vào mũi sau một thời gian rút ra có chứa dịch xoang, tránh hỉ mũi mạnh vì mủ trong mũi có thể đi qua vòi nhỉ gây các bệnh liên quan như viêm tai giữa. Trước khi thực hiện các bài thuốc liên quan viêm xoang thì cây cỏ hôi cần được rửa sạch sẽ tránh gây nhiễm khuẩn nặng khi đưa vào họng hay tai gây tình trạng thêm nặng hơn. Cây cỏ hôi khi thu hoạch xong có thể đem phơi khô để bảo quản được lâu.
Với nhiều công dụng lại dễ tìm kiếm, không tốn kém và sử dụng cũng như chế biến đơn giản. Cây cỏ hôi được mọi người quan tâm và tìm kiếm nhiều hơn. Từ đó các loại bệnh liên quan đến viêm xoang cũng cải thiện nhiều hơn, ít tái lại. Đặc biệt dùng thuốc lá dù hơi chậm nhưng hiệu quả lâu dài.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/