Có rất nhiều loại thuốc quý trong dân gian được dùng nhiều trong đông y và được gọi bởi một cái tên khác nên người dân ít hay biết đến. Trong đó, cỏ xước là một loại điển hình được nghĩ là cỏ dại đang bị nhiều người dân nhổ bỏ để canh tác, trồng trọt nhưng thực chất có nhiều công dụng trong chữa bệnh đang dần bị săn lùng.
Cỏ xước là gì?
Cỏ xước là một loại cỏ dại thường ở các vùng nông thôn, cỏ xước không hề xa lạ vì mọc hoang mọi nơi ở bờ sông, bờ ruộng hay quanh sân bóng… Là một loại cây thân thảo sống lâu năm, tuổi thọ có khi lên tới 7 năm. Thân cây thường thì chỉ khoảng 20-40cm ở những nơi có người sinh sống nhiều, mọi người thường nghĩ cây chỉ cao tầm đó. Tuy nhiên ở những vùng hoang vu, cây có thể cao tới gần 1m với lớp lông mềm bao phủ quanh thân.
Lá cây cỏ xước hình trứng có mép răng cưa kiểu lượn sóng, lá mọc đối nhau và nhỏ khoảng rộng 4-5cm, dài khoảng 7-10cm màu xanh thẫm không lông, gân mọc tỏa ra từ gốc, lá mềm mặt dưới hơi trắng xanh nhạt hơn mặt trên. Hoa của cỏ xước khá đặc biệt, có cấu trúc mọc giống hoa huệ, mọc thành chùm bông ở ngọn cây và kéo dài thành chuối cứng, chiều dài cả chùm bông khoảng 20 – 30cm có màu trắng xanh, đục và hơi gai xếp sát nhau như xương cá.
Quả cây cỏ xước có dạng quả nang bao gồm 1 túi có thành bên ngoài mỏng, có lá bắc nhọn giống gai bao xung quanh chính vì thế dễ bám vào vật khác như lông thú hay quần áo. Hạt có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Rễ của cây khá nhỏ có đường kính khoảng chừng 5mm nhưng dài khoảng 20cm.
Thường phân bố cỏ xước là loại cây nhiệt đới nên thường mọc hoang ở các bờ ao, kênh, mương, ven bãi cỏ, ven đường, bờ bụi. Cây thường được người ta gieo trồng bằng cách gieo hạt. Vào mùa mưa bứt bông của cây cỏ xước rải đều là cây tự mọc tốt, phát triển nhanh.
Tham khảo: Cây dền gai chữa thoát vị đĩa đệm, xương khớp, sỏi thận, ho có đờm.
Theo các ghi nhận từ các nhà nghiên cứu thì cây cỏ xước có 4 loại chính, đó là:
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ cước xù xì
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước màu xám đỏ
Loại phổ biến và thường gặp nhất là cỏ xước lông trắng. Loại cây này thường được người dân Việt Nam trồng để điều chế thuốc. Tùy theo khu vực địa lý mà chúng ta có những loại cây khác nhau. Ở Việt Nam cây cỏ xước thường được bắt gặp mọc nhiều ở các tỉnh trải dài từ Bắc vào Nam. Nhất là vùng có đặc điểm khí hậu thuận lợi như các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên hay các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Đọc tiếp: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ
Sự thật về công dụng của cây cỏ xước đối với sức khỏe
Theo Đông y:Cây cỏ xước có tác dụng huyệt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt, giảm đau. Trong dân gian người thường truyền tai nhau với công dụng của cỏ xước khi kết hợp với một số loại cây khác đem sao vàng đắp vùng lưng đau do thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả, dứt cơn đau nhanh chóng. Vậy công dụng khác từ cỏ xước cụ thể là gì?
- Chữa thấp khớp sưng đau: dùng khoảng 16g rễ cỏ xước, 16g nhọ nồi, 16g hy thiêm thảo, 20g phục linh, 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử tất cả đem sao vàng hạ thổ sắc với khoảng 1 lít nước cô cạn còn 2/3 chia làm ba lần nước thuốc để uống.
Mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì khoảng 1 tuần. Có thể dùng một bài thuốc tương tự từ có xước khác với khoảng 40g sắc với 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 20g cỏ mực, 12g ngải cứu, 12g quả ké đầu ngựa sắc uống tương tự chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị viêm đa khớp dạng thấp: dùng khoảng 20g rễ cỏ xước đem đi tẩm rượu qua đêm để ráo sau đó đem sao vàng, sắc cùng 12g độc hoạt, 16g tang ký sinh, 16g dây đau xương, 12g tục đoạn, 12g đương quy, 12g thục địa, 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g tần giao, 8g quế chi, 8g xuyên khung, 6g cam thảo, 6g tế tân.
Tìm hiểu: Thiên niên kiện chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, kiên trì trong 10 ngày.
- Chữa chứng cảm sốt, sổ mũi, ho có đờm: dùng khoảng 30g cỏ xước, 30g đơn buốt tất cả đem sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Chữa mỡ trong máu cao đi kèm các biến chứng và triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, xơ vữa, huyết áp cao:
Dùng khoảng 16g cỏ xước, 12g hạt muồng sao vàng hạ thổ, 12g xuyên khung, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo, 16g đương quy, 20g cỏ mực. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. Có thể dùng nấm mèo để ăn. Sử dụng liệu pháp này kiên trì trong vòng 1 tháng.
- Chữa viêm gan, viêm bàng quang, viêm thận, đi tiểu đau kèm buốt rát, ra máu: bài thuốc dùng khoảng 15g cỏ xước, 15g cỏ tháp bút, 15g mộc thông, 15g mã đề, 15g sinh địa, 15g rễ cỏ tranh. Tất cả đem sắc với 15g bột hoạt thạch chia ba lần uống trong ngày
- Chữa quai bị: dùng cỏ xước hoặc rễ cỏ xước đem rửa sạch giã nát thêm chút muối để súc miệng sau đó nuốt, lấy phần bã đem đắp lên vùng quai bị sưng đau tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm
- Điều trị co giật kể cả bại liệt, phong thấp, xơ vữa mạch máu: dùng khoảng 50gr rễ cỏ xước để sắc lấy nước uống hằng ngày vừa có thể phòng ngừa các bệnh nêu trên xuất hiện
- Chữa rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí huyết hư: dùng khoảng 20gr rễ cỏ xước, 16g cỏ cú, 16g ích mẫu, 16g nghệ xanh, 30g rễ cây lá nếp gai. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần và kiên trì trong khoảng 10 ngày.
- Chữa các chứng nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, khó ngủ, co giật, táo bón, người bốc hỏa: dùng 30g rễ cỏ xước, 20g hạt muồng đã sao vàng. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần. Kiên trì bài thuốc để giúp định thần.
- Chữa bệnh gút: người bị gút cần có chế độ ăn kiêng hợp lý và dùng kết hợp với bài thuốc gồm 15g lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g rễ cây vòi voi. Tất cả đem thái mỏng, sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy 3 lần uống trong ngày. Kiên trì 1 tuần đến 10 ngày sẽ đỡ, hạn chế phù nề.
- Chữa suy thận, vàng da: dùng 30g rễ cỏ xước sao, 30g mã đề, 30g cúc bách nhật, 30g cỏ mực tất cả đem sắc ngày uống 3 lần mỗi ngày 1 thang, kiên trì khoảng 10 ngày.
Đọc ngay: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược
Có xước có gây ra tác dụng phụ gì không?
Đối với các loại thảo dược thì tác dụng phụ được cho là không đáng kể. Bên cạnh đó chưa có nghiên cứu nào đưa ra tác hại đáng nói về cỏ xước. Chính vì thế mà những công dụng từ cỏ xước vẫn luôn được công nhận. Tác dụng phụ của cây cỏ xước cũng sẽ có.
Dù là thế những với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh hay tiền sử về dạ dày, đường ruột và về tiêu hóa nói chung thì cần đặc biệt chú ý nên dùng đúng cách, đủ thời gian và liều lượng. Vì khi sử dụng quá nhiều dễ làm lạnh bụng và xuất hiện các tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng kéo dài.
Xem thêm: Cây xấu hổ chữa đau lưng, mất ngủ, chữa bệnh zoona, đầy bụng
Trước khi dùng thảo dược cỏ xước nên thăm khám bệnh tình trước khi dùng và cần hỏi ý kiến bác sĩ nhất là các thầy bốc thuốc bắc, nam để tham khảo tránh gây tác dụng phụ cho cơ thể gây hoang mang.
Bài thuốc quý với cỏ xước ngâm rượu
Thông thường cỏ xước dùng để đắp ngoài các vết thương. Tuy nhiên cây cỏ xước có rất nhiều cách sử dụng tùy vào mỗi loại bệnh ở mỗi mức độ khác nhau mà bốc thuốc và điều trị theo hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc. Bài thuốc cây cỏ xước ngâm rượu ngoài điều trị bệnh còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Người bình thường cũng có thể bổ sung 1 chén nhỏ mỗi ngày trước bữa ăn để phòng ngừa một số loại bệnh và tăng cường sức khỏe
Cách làm đơn giản dùng cỏ xước cả cây và rễ đem đi rửa sạch và để ráo. Dùng ngâm cùng với rượu nếp là tốt nhất, khoảng 40 độ trở lên. Ngâm chừng 2 tháng là đã có thể dùng. Người trị bệnh nên dùng khoảng 2 chén mỗi ngày trước khi ăn. Người bình thường chỉ nên dùng 1 chén nhỏ sau khi ăn là tốt nhất. Tránh lạm dụng vì cái gì quá nhiều đều không tốt.
Xem thêm: Cao trăn chữa đau nhức xương khớp, cơ thể gầy yếu, suy nhược.
Cây cỏ xước dễ tìm kiếm trong dân gian, thường mọc dại ven đường hay quanh ao hồ. Tuy nhiên khi tự tìm kiếm thuốc điều trị phải hỏi ý kiến bác sĩ, hoặc phải tìm địa chỉ uy tín để mua tránh mua phải hàng giả. Hay các địa chỉ chế biến thuốc không an toàn, có thuốc sâu.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/
Xem thêm: https://thuocbac.com.vn/