Cây đủng đỉnh hay còn gọi là đùng đình, đùng điểu thường được trồng trước cửa nhà, khuôn viên nhà hay hai bên vệ đường khá nhiều. Với vẻ ngoài lạ mắt và đồ sộ, cây được nhiều nhà biệt thự, khuôn viên sử dụng và trồng tại cổng với nhiều ý nghĩa riêng. Cũng chính vì những ý nghĩa vốn có “đủng đỉnh” cho gia chủ và vẻ đẹp hào nhoáng từ chùm quả mà người dân quên mất thành phần độc dược của cây.
Xem thêm: Cỏ Mần Trầu
Mô tả đặc điểm cây đủng đỉnh
Cây đủng đỉnh có tên khoa học là Caryota mitis. Nhìn bề ngoài cây khá giống với dừa cảnh hay cau cảnh về phần thân cây. Cây có độ cao tới khoảng 10m. Lá của cây đủng đỉnh có bẹ dài nhiều sợi từ 2-3m. Cuống lá to, có rảnh. Lá được kết từ các sải lá hình trái soan gân giữa nổi như lá dừa thuôn dài từ khoảng 20cm. Cây có cách phân bố lá mọc trên đỉnh và rủ xuống. Quả mọc phía dưới cũng rủ xuống gốc với lá có nhiều cuống phụ hình dải có lớp đệm ở gốc
Xem thêm: Sâm cao ly
Hoa cây đủng đỉnh cũng mọc thành chùm lớn màu vàng nhạt mọc rủ xuống và phát triển dần từ trên như cau. Mỗi cụm hoa sẽ có từ 5-7 mo bọc ngoài có độ rộng dài khoảng 30cm. Quả của cây đủng đỉnh hình cầu nhỏ với kích thước đường kính chỉ khoảng dưới 15mm, trơn nhẵn và bóng có đốm đen. Quả mọc khít đan thành sợi dài từ 30-50 quả trên sợi, kết thành chùm nhiều trái. Mỗi cây phát triển có thể cho từ 5-7 chùm đủng đỉnh như tên của cây.
Xem thêm: Cây phong thủy
Quả đủng đỉnh khi còn non thì có màu xanh mạ hơi nhạt sau đó khi già thì tròn hơn, cứng hơn có màu xanh thẫm hoặc có màu cam, dần gần chín chuyển sang tím tía hay đỏ tươi. Màu sắc của quả thường thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của cây. Hạt của cây hình trứng nhỏ dài khoảng 10mm. Và chính bộ phận này có chứa chất độc mà người trồng cần lưu ý
Ứng dụng thực tế của cây đủng đỉnh
Lá: Lá cây đủng đỉnh khá giống lá dừa nên thường được cắt đem về để kết cổng cưới, cổng hoa hay kết quả trái cây, kết lẵng hoa… Đây cũng chính là một nét truyền thống của người dân Nam Bộ vào mùa cưới dường như không thể thiếu cổng hoa làm từ lá cây đủng đỉnh
Tham khảo: mua bình ngâm rượu TPHCM
Bên cạnh đó, lá cây đủng đỉnh còn thường được tận dụng bằng cách phơi khô làm chổi quét sân, dùng để nhóm củi khá bén lửa và thường được kết thành chùm treo tròng chuồng bò, chuồng trâu nhằm đuổi tà mà, xui xẻo tránh bệnh tật đối với gia súc trong nhà. Bẹ non ở lá cây hoặc trong thân cây thường được dùng để ăn hoặc trộn gỏi vì có vị ngọt hậu, giòn và khá bắt mắt
Quả đủng đỉnh là bộ phận chứa độc tố, nhưng khi biết cách chế biến, loại quả này lại như thảo dược có nhiều công dụng trong chữa bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị và làm giảm các chứng đau cơ, xương, khớp: Rượu ngâm quả đủng đỉnh khi dùng để uống một lượng nhỏ trước bữa ăn giúp giảm tình trạng đau cơ các gối, đau lưng, đau tay, trật khớp… Đồng thời, rượu ngâm quả đủng đỉnh thường được dùng để thoa lên những vùng sưng đau xương khớp kết hợp với rượu uống cực kỳ hiệu quả. Nhất là bong gân ở các vùng cổ tay, cổ chân.
- Hỗ trợ tốt cho não: Rượu của quả đủng đỉnh có tác dụng tốt cho não nhất là giúp máu lưu thông tốt, tăng cường máu lên não và giúp người hay làm việc trên máy tính có thể tập trung và tăng cường trí nhớ.
- Rượu làm từ quả đủng đỉnh rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những người mắc chứng dạ dày, tá tràng… Hỗ trợ điều trị và làm khỏe đường tiêu hóa như: đầy bụng, đi ngoài nhiều, phân lỏng, khó tiêu, đau bụng, chướng bụng…
- Điều trị khí hư: dùng rễ đủng đỉnh, rễ tre, rễ cau, rễ cọ (mỗi loại 12 g), thái nhỏ, sắc đặc rồi chia làm hai lần uống trong ngày
- Điều trị động thai: sao vàng một lượng bằng nhau các vị rễ đủng đỉnh, rễ chuối hột và rễ chuối rừng rồi sắc lấy nước uống
- Điều trị băng huyết: dùng bẹ đủng đỉnh phơi khô và xơ mướp với liều lượng bằng nhau, đốt thành tro, mỗi lần uống khoảng 6 g, uống với rượu và uống vào lúc đói
- Điều trị ho ra máu: sắc uống 10 g bẹ đủng đỉnh (đã đốt tồn tính) và 12 g qua lâu nhân
Loại rượu này có khá nhiều công dụng như:
- Rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu…
- Trị bệnh thấp khớp, mỏi gối, đau nhức xương khớp
- Giúp lưu thông máu lên não
Xem thêm: Omega Việt Nam
Cách làm rượu ngâm quả đủng đỉnh
Chuẩn bị: Chọn quả đủng đỉnh. Để rượu có vị ngon và đa vị hơn nên chọn cả quả xanh và quả chín, vừa cho màu đẹp hơn. Tránh chọn quá chín, dập nát làm ảnh hưởng đến toàn bộ vị của rượu. Chuẩn bị 5 lạng đường phèn hoặc nếu không có thể thay thế bằng đường cát. Rượu nên chọn loại rượu trên 40 độ để có thể chiết xuất được hết vị và thành phần dược tính có trong quả. Đối với quả xanh thì nhiều nhựa hơn, quả chín thì cho nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe
Thực hiện: Đem quả đủng đỉnh đem rửa sạch và để ráo. Sau đó cho tất cả ra thau trộn chung cùng đường phèn đã giã nát hay đường cát. Trộn kỹ, nên trộn mạnh tay để quả có thể nát ra một chút. Hoặc có thể mang bao tay để bóp. Cho tất cả vào bình chứa bằng thủy tinh hoặc sứ, sành. Tránh dùng bình nhựa không tốt cho người sử dụng. Đem chế rượu trên 40 độ vào.
Với tỷ lệ khoảng 5kg quả đủng đỉnh và 2 lít rượu. Để rượu này trong nhiệt độ phòng tránh ánh nắng mặt trời và lưu lại khoảng một tháng là có thể sử dụng khoảng 1 ly nhỏ trước bữa ăn. Tránh quá lạm dụng dùng nhiều hơn 3 ly trong ngày và mỗi ly chỉ từ khoảng 10ml.
Xem thêm: Cây ba chạc
Cách lựa chọn và chăm cây đủng đỉnh
Cây được trồng trực tiếp dưới đất tại những vùng đất rộng, thoáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi mới trồng cần chú ý bón phân và tưới nước cho cây, cung cấp chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh. Chế độ Nước: tuần tưới cây 2 – 3 lần. Đất trồng: tơi xốp, thoáng hút ẩm nhanh tróng có thể trộn xơ dừa, trấu và đất mùn khi cây còn nhỏ.
Nên chọn diện tích trồng cây thoáng rộng vì cây khi trưởng thành có kích thước lớn, và trồng ở nơi ít người qua lại tụ tập hay ăn uống, vui chơi vì cây có thành phần dược tính cao. Nhất là nhà có trẻ nhỏ hay thú cưng thì nên lưu ý hơn khi trồng cây làm cảnh.
Xem thêm: Sâm bố chính
Những lưu ý khi sử dụng rượu đủng đỉnh
- Quả đủng đỉnh có chứa thành phần độc dược chính vì thế nó đã được liệt kê vào danh sách những loại cây cảnh mang vẻ đẹp độc đáo nhưng lại chứa độc. Chính vì thế mà khi dùng quả cần cẩn thận khi chạm vào. Nếu dùng tay không dính phải nhựa từ quả nhẹ sẽ bị ngứa rát, nặng hơn dễ bị lở loét và càng gãi càng nặng hơn. Vì vậy mà khi sử dụng quả cần dùng bao tay tránh tiếp xúc trực tiếp.
- Đối với cách dùng rượu quả đủng đỉnh để bôi hay thoa lên bộ phận bị đau, bong gân cần lưu ý tránh vết thương hở hay có ngứa, loét. Tránh bị mở rộng vết thương nặng hơn.
- Cần cẩn thận đối với đối tượng là trẻ em và người lớn tuổi đang gặp các vấn đề về sức khỏe như mới ốm dậy hay sức đề kháng kém. Bởi các chất có trong quả đủng đỉnh dễ kháng lại phản ứng của cơ thể. Hệ miễn dịch của hai đối tượng này khá kém nên cần chú ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa độc tố.
- Không nên tự ý ngâm rượu quả đủng đỉnh để uống nên cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Nhất là không nên dùng quả hư, quả thối để dùng ngâm rượu uống mà không màng đến hậu quả.
- Nên đậy kín bình rượu tránh sự xâm nhập của các loại bọ, kiến và tránh ánh nắng mặt trời làm mất tác dụng từ rượu
Cây đủng đỉnh luôn nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người, nhất là dân chơi cây cảnh bởi ý nghĩa và tầm vóc của cây mang lại sự đồ sộ, nguy nga và tài cát. Tuy nhiên, khi trồng cây thì nhất định phải hiểu rõ về thành phần độc tính, cách chữa kịp thời nếu trúng độc… Không nên tự ý trồng và tự ý điều trị bệnh từ cây này.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/