Cây khúc khắc hay còn gọi là cây kim cang, dây nâu. Một loại cây được cho là kẻ thù của các bệnh về xương, khớp, đau nhức chân tay. Nhất là ở độ tuổi trung niên trở đi mọi hoạt động bắt đầu bị lão hóa. Nếu không chữa trị và hỗ trợ kịp thời tình trạng sẽ khó kiểm soát hơn. Trong dân gian, cây khúc khắc là biệt dược hỗ trợ tối đa mà mọi người tìm kiếm.
Cây khúc khắc là gì?
Đặc điểm
Cây khúc khắc thuộc dạng cây leo dạng thân bụi, lá có phiến dày màu xanh thẫm và mọc so le, đa số ở mỗi lá chứa 3 gân tỏa ra từ cuống. Ở tại cuống có tua rua, lá dạng hình bầu dục hơi thuôn dài trơn bóng nhẵn, không lông. Rễ của khúc khắc phình to. Hoa nhỏ đơn tính mọc thành cụm hoa hình tán, mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đính vào gốc cánh hoa.
Quả có dạng mọng nước tròn nhỏ như hạt tiêu nhưng to hơn màu đỏ, tím đen, tím vàng, đỏ vàng khá lạ mắt, mọc thành chùm cụm có cuống như chery mọc ra ở nách lá hay ở cuống thân. Quả hình cầu có bốn gốc, khi chín thì thường có màu đen chứa từ 2 đến 4 hạt màu nâu đỏ. Ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6, kết quả từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm.
Xem thêm: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ
Cây thường phân bố ở khắp mọi nơi, mọc hoang ở khu vực đồi núi. Cây thường được thu hoạch rễ là chủ yếu vào thời điểm cuối tháng 6-7 và đầu tháng 12. Thân rễ thường đem về bỏ rễ nhỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng phơi khô. Khúc khắc đã phơi khô thường xù xì và có màu nâu nhạt, cứng, có phấn bột không mùi, vị hơi nhạt.
Bộ phận dùng và khu vực phân bố
Bộ phận chính của cây dùng để chế biến thành thuốc đó chính là phần thân rễ củ. Bởi vì củ phát triển mạnh chứa chất nhựa, saponin, tannin rất tốt đối với lợi ích của sức khỏe. Cây thường mọc hoang ở các vùng trung du và đồi núi điển hình như: Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận …
Tìm hiểu: Bệnh Gout kiêng ăn gì và nên ăn gì
Cách chế biến củ khúc khắc thành thuốc
- Cách chế biến Củ Khúc Khắc khô: Sau khi đào về, rửa sạch. Thái mỏng rồi phơi hoặc thái khô, sau đó cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
- Cách ngâm rượu Củ Khúc Khắc khô: Củ Khúc Khắc khô 1kg, rượu trắng 5 lít. Cho củ khúc khắc khô đã thái mỏng vào bình sứ hoặc thủy tinh, cho rượu vào rồi đậy kín, để ở nơi có nhiệt độ ổn định trong nhà. Ngâm cho đến khi rượu chuyển sang màu đậm đen là có thể sử dụng, uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ trong bữa ăn. Sử dụng liên tục trong 2 tháng để có hiệu quả tốt.
Công dụng của cây khúc khắc
- Điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp: Dùng 20g củ khúc khắc, 20g dây đau xương, 8g thiên niên kiện, 8g đương quy, 6g bạch chỉ, 10g cốt toái bổ. Tất cả đem sắc chung cùng 1 lít nước còn 1/3 chia 3 lần uống ngày một thang. Kiên trì tư 10 ngày đến nửa tháng là hiệu quả.
- Chữa rôm sảy: Dùng 30g củ khúc khắc sau đó đem sắc cùng với 2 lít nước loãng dùng để tắm hằng ngày. Hoặc cô cạn lại đem bôi lên vùng da bị rôm xảy.
- Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Dùng 30g củ khúc khắc, 20g lá mã đề, 1 nắm râu ngô. Tất cả đem sắc uống cùng 1 lít nước chia 3 lần. Kiên trì từ 8-10 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.
- Điều trị bệnh vảy nến, vảy sừng, á sừng: Dùng khoảng 80g thổ phục linh, khoảng 120g hạ khô thảo nam. Tất cả đem sắc cùng nửa lít nước sắc cô cạn còn 1/3 sau đó đem chia 3 lần uống trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa: Dùng 30g củ khúc khắc 30g, 20g dây đau xương, 20g cỏ xước, 20g tang ký sinh, 10g cốt toái bổ đem tất cả sắc uống cùng 1 lít nước chia 3 lần uống trong ngày. Kiên trì khoảng 10 ngày, mỗi ngày một thang.
- Điều trị đau bụng kinh: Dùng 30g củ khúc khắc, 15g ích mẫu, 15g thương truật, 10g ngũ linh chi, 10g tiểu hồi hương, 10g xích thược, 10g xuyên khung, 10g đương quy, 10g một dược. Tất cả đem sắc uống cùng 1 lít nước, sử dụng trước ngày điều kinh từ khoảng 3 ngày và kiên trì từ 1 tuần. Tình trạng sẽ được cải thiện và giảm đau bụng trước kì kinh hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt: Dùng 30gram khúc khắc, 20gram bồ công anh, 20gram kim ngân hoa, 10gram cam thảo nam, 15gram vỏ núc nác. Tất cả đem sắc cùng 1 lít nước cô cạn còn 1/3 chia làm 3 lân uống trong ngày. Dung liền khoảng 1 tuần sẽ hiệu quả.
- Điều trị bệnh các bệnh về da, viêm da, mẩn ngứa: Dùng 30gram củ khúc khắc, 20g dây kim ngân, 15gram cây ké đầu ngựa, tất cả đem sắc cùng 1 lít nước cô cạn còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì dùng khoảng 1 tuần sec cải thiện các tình trạng trên. Ngoài ra có thể sử dụng củ khúc khắc sắc cùng với nước cô cạn đem nước này thoa lên các chỗ viêm da, ngứa da sẽ thuyên giảm.
- Chữa nước ăn chân: Lưu ý nên chà chân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nhiều với nước. Đồng thời kết hợp 20gram củ khúc khắc, lá lốt 20g, 16g rễ cỏ xước, tất cả đem sắc lấy nước ngâm rửa vùng da bị nước ăn chân hàng ngày. Có thể thêm vài lát gừng và ngâm trong nước ấm.
- Giải nhiệt cơ thể: Sắc 30g củ khúc khắc cùng 1 lít nước loãng trong 15-20 phút sau đó dùng uống trong ngày.
- Hỗ trợ chữa trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung: Dùng 30g củ khúc khắc, 30g mẫu lệ, 15g hạ khô thảo, 15g hoàng bá, 15g hải tảo, 15g đan sâm, 15g hương phụ, 15g đương quy, 10g bào sơn xuyên giáp, 10g ngưu tất, 190g trạch tả. Tất cả đem sắc cùng 1 lít nước cô cạn còn 1/3 đem chia làm 3 lần uống trong ngày.
Tìm hiểu: Tổng quan về bệnh Gút và các triệu chứng của bệnh Gout
Rượu ngâm củ khúc khắc
Ngoài ra, rượu ngâm củ khúc khắc rất tốt và được cho là loại rượu “trường sinh” mà mọi người vẫn thường ca ngợi. Khi kết hợp khúc khắc với một số loại thảo dược khác như khương hoạt, bạch chỉ, thiên niên kiện, ngưu tất, độc hoạt, xuyên khung… để hỗ trợ các bệnh về đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
Cách ngâm khá đơn giản: Củ khúc khắc lựa những củ mập và nguyên vẹn, không mốc, không bị đục lỗ và độ không quá khô vì bị hao thành thần dược tính có trong củ. Sau đó đem về rửa sạch sắt lát và phơi 1 nắng.
Tham khảo: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược
Dùng rượu nếp mạnh trên 40 độ hoặc 45 độ là tốt nhất. Có thể thêm khương hoạt, bạch chỉ, thiên niên kiện, ngưu tất, độc hoạt, xuyên khung vào cùng ngâm. Tất cả cho vào bình thủy tinh đổ rượu vừa ngập. Ngâm rượu này ít nhất 5 tháng để các thành phần dược tính bên trong thảo dược được chiết xuất hết ra ngoài. Sử dụng mỗi ngày 1-2 ly trước bữa ăn rất tốt cho người bệnh và hỗ trợ sức khỏe.
Lời khuyên cho người bị viêm khớp, thấp khớp
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và cải thiện tình trạng bệnh.
- Rau xanh như súp lơ, bông cải xanh.
- Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như trong mỡ cá các loại như cá hồi.
- Thực phẩm bổ sung canxi có trong sữa.
- Kết hợp với việc hoạt động nhẹ nhàng, thể dục thể thao đều đặn đối với người bệnh viêm khớp nói riêng và các loại bệnh nói chung cực kỳ tốt cho quá trình cải thiện bệnh tình.
Xem thêm: Lá vối điều trị gout, tiểu đường, viêm đại tràng, mỡ trong máu, bệnh ngoài da
Lưu ý khi sử dụng củ khúc khắc
- Nếu dùng cùng lúc với nước chè xanh sẽ gây ra tình trạng rụng tóc.
- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tự ý thực hiện sử dụng sẽ làm trì trệ, gián đoạn và phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Người có can thận âm hư không nên sử dụng.
- Không nên uống nước chè trong khi sử dụng thuốc.
Tham khảo: Cây dền gai chữa thoát vị đĩa đệm, xương khớp, sỏi thận, ho có đờm.
Khúc khắc còn có tên gọi là củ cun, dây kim cang kim cang mỡ, cây nâu, Người Tày gọi là khau đâu, rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K’ ho), Đông y gọi là thổ phục linh… Ngoài ra nếu biết cách ngâm rượu cây khúc khắc đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Mang lại công dụng một cách tối đa nhất và trước khi dùng cần chọn địa chỉ cung cấp uy tín.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/