Cây lá náng hay còn gọi là cây đại tướng quân, náng hoa trắng. Cây lá náng được trồng ở mọi nhà vừa làm đẹp vừa có tác dụng trị đau xương khớp, té ngã hay trật khớp, bong gân. Lá náng luôn là liều thuốc chữa nhanh nhất và an toàn nhất. Tuy nhiên cây dễ bị nhầm lẫn với các loại cây khác có cùng hình dáng nhưng công dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu về những bí thần kỳ khác từ cây lá náng.
Cây lá náng là gì?( náng hoa trắng )
Náng hoa trắng phân bố ở khắp cả nước, miền nào cùng có. Ngoài tên thường gọi là Náng hoa trắng, cây này còn có tên khác là cây Chuối nước và cây Tướng quân hay Đại tướng quân. Trong đề tài nghiên cứu về Náng hoa trắng khi được so sánh thì hàm lượng hoạt chất của cây Náng hoa trắng ở nhiều vùng miền thì thấy hàm lượng hoạt chất cao nhất là ở Quảng Ninh (1,74%), thấp nhất là ở Đaklak và TP.Hồ Chí Minh (0,66%).
Thoạt nhìn bề ngoài thảo dược này khá giống với cây trinh nữ hoàng cung, náng hoa đỏ. Cả hai cây này đều được gọi chung là cây Tướng quân. Ta có thể phân biệt 2 cây này nhờ vào hoa. Khi chưa có hoa thì có thể phân biệt dưa vào cuống lá hay bẹ lá, của Náng hoa đỏ có màu hơi tía, của Náng hoa trắng thì trắng. Với Trinh nữ hoàng cung thì rất dễ phân biệt, lá và cây Trinh nữ hoàng cung nhỏ hơn Náng hoa trắng rất nhiều. Cây thường có tên gọi khác như đại tướng quân, chuối nước, văn thủ lam… tên khoa học là Crinum asiaticium L, họ cây thủy tiên. Cây có thể có độ cao ừ 2-3m.
Đặc điểm
Lá náng là lá đơn, mọc cách và tập trung ở gốc mọc thẳng đứng lên trời. Phiến lá hình dải dạng bản, dày, phẳng kiểu mọng nước với đầu lá thuôn nhọn. Gốc nở thành bẹ như bẹ môn, bẹ chuối dài 85 đến 110 cm, rộng 10 đên 15 cm có màu xanh lục, nhẵn bóng không lông, mặt dưới lá cho màu xanh diệp nhạt hơn. Mép lá nguyên, gân giữa lồi ra ở mặt dưới, mặt trên lại hơi lõm tạo thành hình lòng máng.
Cụm hoa tán đơn độc và mọc lên từ thân hành, thường thì mọc ở giữa của cụm và thẳng đứng. Cây lá náng có 2 loại là lá náng trắng và lá náng đỏ dễ nhầm lẫn. Hoa mọc qua nách bẹ lá, mang 25 đến 35 hoa. Hoa lá nắng có màu trắng to, đều, có hình dạng loa kèn. Cuống hoa hình trụ dẹp, dài 1 – 2 cm xanh nhẵn. Quả nang lại hình cầu với đường kính 3 đến 5cm.
Cây này phân bổ khá rộng rãi, khá dễ trồng và thường tự sinh trưởng và phát triển mà không cần phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên tùy vào điều kiện vào thổ nhưỡng ở mỗi nơi mà thành phần dược tính và các hoạt chất có trong cây sẽ khác nhau. Cao nhất là được trồng ở đất Quảng Ninh và thấp nhất ở Daklak, Tây Nguyên.
Đọc thêm: Cao trăn chữa đau nhức xương khớp, cơ thể gầy yếu, suy nhược
Thành phần
Trong cây lá náng có nhiều nhất hoạt chất ancaloit- dùng để điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt có trong cả lá, hoa và củ cây lá náng. Nghiên cứu đá chỉ ra trong cây lá náng có thành phần làm giảm vì đại lành tính tuyến tiền liệt tới 35% gấp nhiều lần so với loại cây chữa cùng bệnh khác. Các bộ phận của cây, nhất là hành chứa lycorin. Rễ cây chứa alcaloid harcissin (lycorin), vitamin và các hợp chất kiềm có mùi hôi của tỏi. Hạt chứa lycorin và crinamin.
Mời đọc: Lá Đinh Lăng chữa đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, thiếu máu, mất ngủ
Tính vị, tác dụng trong đông y, Hành của Náng có vị đắng có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh, rất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ. Lá làm long đờm. Trong y học Đông phương, người ta xem Náng có vị cay, tính mát, có độc; có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Hành của nó có vị đắng, hôi, tính nóng; có tác dụng khư phong tán hàn, giải độc tiêu sưng.
Công dụng của cây lá náng trong điều trị bệnh
Sau đây lá 6 công dụng của cây lá náng ( náng hoa trắng ):
- Chữa giãn dây chằng: Giãn dây chằng là do hoạt động quá sức và quá trướng ở người lớn, tuy nhiên ở giới trẻ cũng xuất hiện khá nhiều. Một khi bị bong gân do hoạt động hay giãn chằng. Sử dụng lá náng đem rửa sạch hơ trên lửa nóng sáu đó đắp lên vết thương từ khoảng 30 phút. Khi nguội đem hơ lại thực hiện 3-5 lần/ngày
Tìm hiểu: Cỏ xước chữa đau nhức xương khớp, chống viêm, suy thận, đau đầu
Cách 1: lấy lá cây náng tươi rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm ít rượu vào rồi đem nướng cho nóng lên, sau đó dùng để đắp vào chỗ bị đau do bong gân, trật khớp rồi băng lại. Có thể thay lá thuốc nhiều lần trong ngày và áp dụng cho tới khi khỏi bệnh.
Cách 2: kết hợp dùng lá cây náng hoa trắng với cây mua thấp mỗi thứ 30g và cây dạ cẩm 20g. Tất cả nguyên liệu dùng tươi, giã nát đắp vào chỗ bị bong gân rồi băng lại.
Cách 3: kết hợp dùng lá cây náng hoa trắng 30g, lá dây đòn gánh 10g và lá bạc thau 8g. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó. Ngày làm một lần.
Cách 4: lấy lá náng già nướng với than (lưu ý không nướng trên lửa) cho đến khi lá nóng thì dùng đắp muối và lá lên chỗ bị đau rồi nhấn mạnh. Tiếp tục hơ khi lá bị nguội, làm liên tục trong 20 – 30p mỗi ngày, khoảng 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
Tham khảo: Cây dền gai chữa thoát vị đĩa đệm, xương khớp, sỏi thận, ho có đờm.
Ngoài ra, bạn còn có thể đem sắt nhỏ lá náng trên cháo nóng rang ráo nước thêm một chút gừng. Sau đó đắp lên vết bong gân và dùng băng gạc cố định lại.Thực hiện vài lần sẽ làm dịu ngay cơn đau và bớt sưng. Bệnh nhân cũng có thể hơ nóng lá cây lá náng trên bếp lửa than rồi đắp lên vùng khớp bị đau nhức hay bong gân. Hơ từ 20 – 30 phút mỗi ngày và liên tục trong 3 – 4 ngày, cơn đau sẽ được cải thiện.
- Chữa nôn khan: nôn khan là cảm giác cơ thể luôn mệt, muốn nôn nhưng không thể nôn được. Sử dụng lá náng giã nát vắt lấy nước thêm đường cho dễ uống. Sử dụng 1-2 lần là sẽ có cảm giác ổn hơn và nôn ra được.
- Chữa đau lưng: dùng lá láng già đem rửa sạch thái nhỏ để cho ráo, bắc lên chảo nóng rang một bát muối sống. Khi muối vừa chớm nổ cho lá láng vào trộn đều khoảng 2 – 3 phút đem ra cho vào giấy báo gói thành gói, hoặc bọc vào trong vải thoáng khí đặt dưới ngang vùng thắt lưng nằm. Làm liên tục từ 3 – 5 ngày đau lưng sẽ giảm.
Cũng có thể giã nhỏ hay sắc nhỏ lá náng đem rang nóng với một ít rượu đắp lên vùng lưng đau, cố định bằng băng gạc cứ 30 phút thay một lần để làm giảm tình trạng đau lưng đáng kể.
- Chữa trật khớp: Dùng lá náng hoa trắng 30 gr, lá dây đòn gánh 10 gr, lá bạc thau 8 gr. Tất cảgiã nát với nhau khi còn tươi, thêm vào ít rượu khi còn ấm nóng, dùng băng gạc đắp bó. Ngày làm một lần thay mới.
- Chữa u xơ tuyến tiền liệt, Điều trị phì đại tiền liệt tuyến: Dùng 6g lá náng hoa trắng khô, 40g cây xạ đen, 10g ké đầu ngựa đem nấu với khoảng 1 lít nước uống mỗi ngày. Khoảng 1 tháng là sẽ có kết quả.
Theo nghiên cứu bột alcaloid toàn phần ở Náng hoa trắng có thể giảm phì đại tuyến tiền liệt với các lượng 60mg, 90mg và 120mg.
- Chữa trị bệnh trĩ ngoại: Trĩ ngoại gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hoặc sinh hoạt của người bệnh, gây bất tiện thậm chí ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Sử dụng lấy 30g lá náng đun với 1lít nước. Vệ sinh sạch vùng trĩ bằng nước muối sinh lý, chờ nước thuốc nguội rồi đem rửa vùng bị trĩ ngoại hàng ngày. Sau 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả co búi trĩ rất tốt.
Lưu ý, hiện nay có hai loại lá náng cho hoa đỏ và hoa trắng. Mọi người khi sử dụng nên tìm loại hoa trắng vì đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng. Dễ nhầm lẫn với cây hoa đỏ vì chỉ khác màu sắc, còn thân cây và lá hoàn toàn giống nhau.
Liều lượng được khuyên dùng đối với cao trăn:
Cây lá náng cũng thường được trồng trong chậu hay trước cửa nhà làm cảnh vì màu xanh lá tươi mới, cho hoa trắng đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Cây dễ sống, không kén khí hậu và điều kiện đất nên được nhiều gia đình tin trồng. Vì thế việc trồng một vài cây lá náng trong nhà rất tiện lợi, không tốn quá nhiều công sức mà còn có thể phòng những lúc cấp bách té ngã.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/