Hoa xuyến chi là hoa một loại cây mọc dại ở khắp mọi nơi mà thông thường không mấy ai biết đến tên của nó vì là cây mọc dại. Cây mang màu hoa trắng đẹp lạ nhưng lại ít ai để ý tới. Trong đông y, hoa có tên gọi là đơn kim thảo, một vị thảo dược quan trọng trong chữa các bệnh về sốt rét, chống viêm và giải độc, tăng cường sức khỏe. Hoa xuyến chi mang vẻ đẹp mộc mạc và đơn sơ nhưng lại là vị thuốc không thể thiếu trong một số bài thuốc điều trị bệnh lý.
Mô tả cây hoa xuyến chi
Hoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa, là một loài thảo thực vật có hoa thuộc chi Bidens. Xuyến chi là một loại thân cỏ mềm, nhỏ mọc thành bụi, lùm và phát tán nhanh bằng hoa khi khô rụng xuống và nhờ gió đưa đi khắp nơi. Lá xuyến chi có hình bầu dục chứa răng cưa, lá nhỏ khoảng dài 5-7cm, rông khoảng 3-4cm. Lá có màu xanh mạ mềm mọc đối xứng. Hoa xuyến chi khá đẹp và đặc biệt đơn giản. Hoa có màu trắng tinh khôi từ 5-7 cánh mềm, nhỏ mọc trên đỉnh hoặc từ nhánh đâm ra từ nách
Nhị hoa màu vàng như thuộc họ cúc. Khi hoa tàn khô, nhị hoa đen và dài có gai nhỏ ở đuôi thường bị mắc vào gấu quần. Cây không có mùi đặc trưng và thường bị mọi người phá bỏ vì chiếm diện tích nông nghiệp. Hoa xuyến chi rất dễ sống và phát triển nhưng khi muốn dùng điều trị cần cẩn thận vì dễ bị phun thuốc sâu.
Bộ phận dùng và thành phần hóa học có trong cây hoa xuyến chi
Hầu hết các bộ phận cây hoa xuyến chi đều có thể được sử dụng làm thuốc từ rễ, thân, lá, hoa. Thành phần hóa học chủ yếu của cây hoa xuyến chi bao gồm acetone 2,8%, methanol 8,6%, acetone 2,5%. Ngoài ra các hoạt chất tốt khác như chứa 9,8%, magie 2,3%, mangan 2,2%, phot pho 1,6%, crom 1,2%, canxi 1,1%, kẽm 0,03%, sắt 0,02%.
Trong đông y, xuyến chi có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc, có vị ngọt hơi nhạt, hơi cay. Những yếu tố này giúp hỗ trợ tốt chữa viêm họng, viêm ruột, tiêu chảy, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da. Trẻ con vẫn được khuyên sử dụng dể cầm máu vết thương
Tác dụng từ cây hoa xuyến chi
- Điều trị viêm gan virus: dùng khoảng 20g lá và hoa cây xuyến chi, 20g diệp hạ châu, 15g cam thảo đất, 15g bồ bồ, 12g hạt dành dành 12g. Sắc cùng 1 lít nước còn lại 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày
- Chữa đau mắt đỏ: Lấy lá xuyến chi non đem rửa sạch giã nát dùng cả bã và nước đắp lên mắt thư giãn 15 phút rồi rửa sạch.
- Trị chứng đau nửa đầu: 30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu, và 3 quả đại táo sắc lấy nước uống hàng ngày để trị bệnh đau nửa đầu. Chú ý uống khi còn ấm và áp dụng đều đặn mỗi ngày.
- Chữa phong thấp: Bệnh nhân sử dụng 60g đơn kim thảo đun để uống. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, kiên trì trong vòng 15 ngày sẽ có dấu hiệu hồi phục.
- Chữa sưng, ngứa do nhọt độc: Sử dụng một nắm lá đơn kim thảo giã nát với cơm nguội. Sau khi giã xong thì đắp vào chỗ sưng sẽ thấy có hiệu quả.
- Trị đau nửa đầu: Sử dụng 30g xuyến chi, 20g trân châu mẫu và 3 quả đại táo. Tất cả đem sắc cùng 500ml nước cô cạn còn 1/3 chia đều 3 lần uống
- Trị mẩn ngứa, lỡ loét : Có thể dùng cây xuyến chi nấu nước pha loãng ra tắm hằng ngày. Dùng bã xuyến chi để chà lên những vị trí bị lở, ngứa. Một tuần dùng để tắm khoarg 2-3 lần sẽ liền sẹo và bớt ngứa.
- Hỗ trợ đau dạ dày: dùng 45g lá xuyến chi băm nhỏ cùng 100gr thịt lợn nạc hấp chín cho thêm chút rượu ăn ngày 1 lần
- Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp tính: Dùng khoảng 15g đọt cây hoa xuyến chi đem rửa sạch băm nhỏ trộn cùng 1 quả trứng gà, thêm chút dầu và chút muối hấp chín hoặc nấu lên ăn 1 ngày 1 lần
- Điều trị chấn thương phần mềm, tụ máu mô mềm, đau nhức xương khớp: dùng xuyến chi cả lá và hoa, kết hợp cùng liều lượng với tỷ lệ bằng nhau với lá cây đại. Tất cả đem giã nát, băng đắp vào chỗ đau cố định lại bằng gạc, kiên trì thực hiện ngày 1-3 lần/ngày. Khi máu tụ tan thì ngừng đắp thuốc.
- Chữa cam tích ở trẻ em: Dùng 15g lá xuyến chi cùng 60g gan lợn. Dùng lá xuyến chi đem rửa sạch lót dưới đáy sửng hấp, thái gan heo mỏng rồi xếp lên trên đem hấp chín chia làm 2 lần ăn trong ngày. Lưu ý gan heo nên ngâm qua sữa tươi không đường để giải độc
- Trị trẻ sốt cao: Dùng 20g hoa xuyến chi hoa và lá, 20g sài đất tất cả đem giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống ngày từ 2-3 lần. Lấy luôn phần bã hỗn hợp này đắp ở lòng bàn chan của trẻ để hạ sốt nhanh
- Chữa và hỗ trợ chứng thận hư: Dùng 60g xuyến chi, 30g hồng táo đun với khoảng 500ml chia làm 2 lần uống trong ngày
- Chữa bệnh đường ruột: Chặt cả cây thành đoạn ngắn rồi phơi khô hãm lấy nước uống hàng ngày để trị bệnh đường ruột.
- Chữa đau răng, sâu răng: dùng một nắm nhỏ hoa xuyến chi và lá đem rửa sạch sau đó giã nát với một ít muối trắng. Có thể ngậm khoảng 15 phút nước cố này hoặc viên thành viên nhỏ nhét vào lỗ chân răng đau hoặc sâu.
- Trị và hỗ trợ điều trị đau nhức, phong thấp: Dùng khoảng 60g lá xuyến chi, 30g xú ngô đồng đem sắc với 500ml chia 3 lần uống
- Chữa đau lưng do làm gắng sức, đau cơ, dây chằng: 150g cây hoa xuyến chi kết hợp cùng 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng trên 40 độ là tốt nhất. Tất cả đem nấu nhỏ lửa riu riu cho đến khi táo chín nhừ. Chia hỗn hợp này thành 4-5 lần uống trong ngày, uống liên tục 10 ngày.
- Chữa đi đại tiện, tiểu tiện xuất huyết, có máu: Dùng 60g lá xuyến chi sắc với khoảng 1 lít nước uống mỗi ngày 3 lần. Kiên trì từ nửa tháng tình hình sẽ cải thiện đáng kể
- Chữa rắn cắn, vết thương hở, mề đay nổi mẩn, trĩ lở: Dùng 20g lá xuyến chi đem giã nhỏvà đắp vào chỗ đau, vết thương hở và kết hợp với uống nước sắc 15g lá cây xuyến chi.
- Xuyến chi chữa tiểu đường: Nhiều người thắc mắc cây xuyến chi chữa tiểu đường được không? Câu trả lời là có. Ở trong thành phần của xuyến chi có chứa butanol có tác dụng làm ức chế sự tăng sinh tế bào T trong tiểu đường tuýp 1. Tuy nó không thể làm dứt điểm căn bệnh tiểu đường nhưng có thể giảm bớt một số triệu chứng của bệnh.
- Điều trị viêm họng, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính: Dùng 15g liều lượng mỗi loại bằng nhau bao gồm cây xuyến chi lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, lá húng chanh, cam thảo đất, sài đất. Tất cả đem sắ với 700ml nước cô cạn còn 2/3 chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Chữa ngứa do dị ứng thời tiết: 200g xuyên chi, rửa sạch, sau đó đung sôi cùng với 4-5 lít để tắm, dùng bã trà xát lên người để trị bệnh mẩn ngứa do thời tiết. Áp dụng 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi.
Những lưu ý khi sử dụng cây hoa xuyến chi
- Cây hoa xuyến chi có tính hàn nên hạn chế sử dụng cho người bị cảm lạnh.
- Cây khá lành tính hầu như không gây ra tác dụng phụ gì khi trị bệnh.
- Chú ý thu hái cây hoa xuyến chi ở vùng núi cao trong lành, tránh hái ở những nơi gần công ty, xí nghiệp nhiễm hóa chất bụi bẩn vì tính chất cây hút độc tố nên nếu hái ở những nơi nhiễm bẩn cây cũng sẽ không phát huy hết tác dụng thậm chí gây độc cho cơ
- Phụ nữ có thai không nên tùy tiện sử dụng hoa xuyến chi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không nên tự ý tìm hiểu và sử dụng cây xuyến chi tự chữa tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Hoa xuyến chi có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh. Tuy nhiên hãy thăm khám tại các cơ sở y tế và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này. Nhất là khi tìm địa chỉ mua thì cần xem xét những nơi uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, tiền mất tật mang.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/