Viêm họng là bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Gặp nhiều vẫn ở trẻ em. Có một số trường hợp việc sử dụng tây y càng làm tình trạng tệ hơn. Trong khi đó, các bài thuốc dân gian vừa dễ tìm, tiết kiệm lại có thể chữa triệt để bệnh. Sau đây là bài viết về cách chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc dân gian.
Chữa viêm họng bằng phương pháp dân gian có tốt không?
Viêm họng do nhiễm virus được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đặc biệt nếu sử dụng thuốc không đúng cách sẽ làm lờn thuốc và các virus sẽ càng ngày càng mạnh, kháng thuốc hơn. Bệnh dễ chuyển sang mãn tính khó điều trị.
Trên thực tế, có rất nhiều bài thuốc dân gian điều trị các chứng viêm họng hiệu quả mà không cần sự can thiệp của tây y, vừa không để lại tác dụng phụ. Tuy cần có kiên trì và nhẫn nại trong phương pháp dân gian.
Những nguy cơ tiềm ẩn cần đi khám và phát hiện trường hợp chính xác
Trên cơ chế muốn tự chữa trị bằng thuốc dân gian, thuốc nam tại nhà thì người bệnh cần phải đi khám, xét nghiệm để biết bản thân đang mắc viêm họng thuộc trường hợp nào. Viêm họng do nhiễm virus, viêm họng hạt, viêm họng trắng, viêm họng đỏ, mãn tính hay liên cầu…
Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm họng và cách phòng bệnh
Từ đó, bác sĩ sẽ cho lợi khuyên việc sử dụng thuốc nam có hiệu quả hay không. Có rất nhiều trường hợp không được tư vấn kĩ, trong khi bản thân người bệnh mắc các chứng liên quan khác ở các chức năng khác như gan, máu… Khi dùng thuốc nam không xem xét dễ gây biến chứng.
Chính vì thế, nhận ra những dấu hiệu của viêm họng cơ bản là điều cần tìm hiểu và biết kỹ để đi khám kịp thời:
- Nổi hạch ở cổ.
- Đau rát họng khi ngủ dậy.
- Nuốt nước bọt, ngáp đau rát ở cổ họng.
- Nhìn thấy sưng đỏ, hoặc trắng ở đầu amidan.
- Ho liên tục, ho kéo dài kèm theo có đờm, có mùi hôi.
- Ngứa họng phải ho hắt ra 1 cái mới đỡ cũng là dấu hiệu viêm họng nguy hiểm.
- Cơ thể bị sốt cao, mệt mỏi.
Thông tin: Ung Thư Vòm Họm Liệu Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không
Chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian
- Cây lược vàng: Dùng một nắm lá lược vàng đem rửa sạch để ráo ngâm với nước muối pha loãng. Có thể giã nát và ngậm cả bã hoặc nhai ra ngậm khoảng 10-15 phút sau đó nhã đi, súc miệng lại bằng nước sạch. Tiến hàng làm 2-3 lần/ngày. Và 3-4 lần/tuần sẽ giảm viêm rõ rệt.
- Lá diếp cá: Lấy 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch xay nhuyễn sau đó đem nấu với cháo trắng. Thêm gia vị vừa ăn cho trẻ nhỏ ăn ngày 2 lần. Sau 3 ngày sẽ làm giảm tình trạng đau họng.
- Cây rau cúc tần: cúc tần được biết là loại có chứa nhiều tinh dầu thường dùng để xông giải cảm. Ngoài ra còn có colein có tác dụng trị cảm, tiêu đờm, kháng viêm và diệt khuẩn tốt.
Đọc ngay: Tổng quan về bệnh viêm họng và cách phòng bệnh
Dùng 5-6 ngọn lá cúc tần đem rửa sạch có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên đem hấp cách thủy cùng đường phèn. Dùng để ăn ngày 3-4 lần rất tốt cho họng, tiêu đờm và diệt virus.
- Hành tím mật ong: Cách này được truyền lại trong dân gian khá nhiều và rất hiệu quả. Nguyên liệu lại có sẵn trong bếp nên có thể thực hiện dễ dàng. Cách làm đơn giản, hành tím bóc vỏ để nguyên củ hoặc cắt lát xếp vào bình, đổ mật ong vào ngập mặt lưu lại 1 ngày là có thể dùng.
Khi sử dụng có thể chắt lấy nước pha với nước uống hoặc dùng hành tím để ngậm. Kiên trì khoảng 1 tuần sẽ làm tiêu đờm, giảm đau, giảm ho và rát cổ họng.
- Lá xương rồng mật ong: Sử dụng lá xương rồng đem rửa sạch thái nhỏ sau đó đem chưng hoặc hấp cùng mật ong. Thành phần trong mật ong giúp tiêu đờm, chống viêm. Kết hợp với xương rồng giúp diệt vi khuẩn.
Tìm hiểu: Cây tầm bóp trị ho, viêm họng, khan tiếng, mụn nhọt, tiểu đường
Các mẹ nên sử dụng kiên trì từ 5 ngày cho con em. Tuy nhiên không dùng mật ong đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Quả lê và củ cải: chuẩn bị 1 kg lê, 1kg củ cải và 300ml mật ong nguyên chất. Đem lê và củ cải rửa sạch sẽ sau đó đem xay mịn ép lấy nước. Dùng hỗn hợp nước này đun sôi cùng mật ong, khuấy đều tay dưới lửa nhỏ đến khi sệt lại.
Bảo quản trong lọ kín sau đó dùng 3 lần trong ngày. Kiên trì sử dụng từ 5-7 ngày giúp tiêu đờm, diệt vi rút, giảm sưng đỏ cô họng, thanh giọng.
- Quất hồng bì: Sử dụng khoảng 3-4 quả hồng bì, có thể trộn muối vào quả hồng bì cho tan ra rồi dùng để ngậm. Hoặc có thể cắn quả hồng bì cùng chút muối để ngậm. Cách này giúp sát khuẩn và làm giảm các triệu chứng của viêm họng.
- Lá húng chanh tươi: Lá húng chanh ngắt những lá non đem rửa sạch sau đó thái nhỏ hoặc để nguyên, giã nát đường phèn cho chung vào đem chưng cách thủy. Khi đường phèn tan hết đợi thêm 15 phút.
Dùng nước này cho trẻ uống giúp thanh giọng, tiêu đờm và đỡ ngứa, rát cổ họng. Cực kỳ an toàn và dễ uống đối với trẻ em.
- Gừng và mật ong: gừng tính ấm kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn cao lại làm ấm cổ họng là sự kết hợp hoàn hảo để chữa và hỗ trợ điều trị viêm họng.
Gừng đem rửa sạch thái lát mỏng sau đó đổ mật ong vào ngâm khoảng 1 giờ. Đem lát gừng này dùng để ngậm cho tan. Ngày ngậm khoảng 5-10 lát sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra còn có thể pha nước trà gừng nóng thêm mật ong chanh để uống buổi sáng rất tốt cho họng.
Xem ngay: Lá thuốc dòi chữa ho lao, viêm họng, đau răng, viêm mũi, viêm đường tiết niệu
- Nước muối: Dùng muối biển hạt to đã được xử lý sạch nấu sôi lên cùng với nước để dự trữ trong chai. Mỗi sáng thực dây ngậm một ly nhỏ nước muối này khoảng 15 phút rồi đánh răng giúp ngăn chặn virus, diệt virus và ngừa các bệnh viêm nhiễm cổ họng.
- Bài thuốc đông y: sử dụng khoảng 8g kinh giới, 8g bạc hà, 8g cỏ nhọ nhồi, 8g tang bạch bì, 12g kim ngân, 12g hyền sâm, 12g sinh địa, xạ can 4g. Sắc cùng khoảng 1 lít nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc đông y: sử dụng 12g kê huyết đằng, 12g mạch môn, 12g thạch hộc, 12g tang bạch bì, 6g xạ can, 16g huyền sâm, 8g bạch cương tàm. Tất cả đem nấu với khoảng 1 lít nước chia làm 2 lần uống trong ngày.