Củ bách bộ hay còn gọi là củ 30 vì khi đào lên chùm củ là khoảng 30 củ. Cũng có nơi gọi là sâm đất với công dụng làm thuốc trị ho rất hiệu quả mà đôi khi thuốc tây không thể can thiệp nhất là các chứng ho mãn tính. Là một vị thuốc rất quý nhưng bị khai thác quá mức và trà trộn nhiều hàng kém chất lượng nên hiện nay việc mua được loại thảo dược này khá khó khăn.
Mô tả củ bách bộ
Củ bách bộ thuộc dạng cây dây leo, thân mềm và nhẵn, độ dài có thể lên đến 8-10m. Rễ mọc thành chùm cho ra từ 30-100 củ, củ dài khá giống của sắn dài khoảng 20cm. Lá mọc đối xứng có gân hơi tròn như lá khoai sọ dài 15cm, rộng 5-7cm.
Cụm hoa mọc ra tại nách lá cuống dài 2-4cm, một cây chỉ từ 1-2 hoa có màu đỏ mặt trong, mùi thối. Quả nang nhiều hạt, ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8 cho củ ở cây nhiều dinh dưỡng và thành phần dược tính cao nhất. Thường phân bố ở những nơi có nhiều mùn, chất dinh dưỡng, vùng đồi núi như Hà giang, Bắc Giang, vùng lân cận như Trung Quốc, Thái Lan…
Rễ củ Bách bộ khô hình con thoi dài khoảng 6-12cm, thô khoảng 0,5-1cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng trắng hoặc sám vàng. Chất cứng giòn chắc, ít ngọt,đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt.
Xem thêm: Cây Lạc Tiên chữa mất ngủ, ổn định thần kinh, mệt mỏi, tim mạch
Khi thu hoạch người ta thường bỏ hết chỉ lấy củ. Củ bách bộ thường cong queo có màu vàng nâu, mặt cắt ngang dày ở lõi giữa cứng màu trắng tinh thường rộng 0,5-1cm, dài 4cm, khi đào về đem bổ đôi, rửa sạch phơi khô để dùng ngâm rượu hoặc tán bột dùng trong chữa bệnh.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng vi trùng
- Tác dụng diệt ký sinh trùng
- Tác động lên hệ hô hấp
- Dùng trong bệnh nhiễm
- Tác dụng trị giun và diệt côn trùng
- Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc vỏ rễ Bách bộ có những tác dụng dược lý:
- Nước sắc 1050% rễ Bách bộ có tác dụng làm liệt giun (liệt mềm) sau thời gian từ 820 giờ. Giun đã bị liệt do tác dụng của thuốc không hồi phục lại sau khi được rửa sạch thuốc. Bách bộ có tác dụng làm tan rã chất Kitin bao bọc chung quanh giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Với liều vừa phải, Bách bộ không ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tim, huyết áp, hoạt động co bóp của ruột và tử cung và không gây độc đối với súc vật thí nghiệm (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Dung dịch Alcaloid toàn phần chiết từ rễ cũng như từ lá và thân Bách bộ đều có tác dụng long đờm rõ rệt trước chuột nhắt trắng và làm liệt cơ giun đũa ở lợn. Do đó có thể sử dụng cả rễ, lá và thân cây Bách bộ làm thuốc trị ho và trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Công dụng từ củ bách bộ
Thành phần chủ yếu trong Bách bộ là stemonin nên thường được dùng để ức chế cơn ho và được sử dụng nhiều khi kết hợp với một số loại thảo dược khác để trị viêm phổi, ho mãn tính…. Liều lượng ước tính là ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hoặc là dạng thuốc viên hay thuốc bột, uống liều 4-6 ngày thì ngừng để theo dõi.
Ngoài ra bách bộ cũng được dùng ngoài như đun sôi trong nước, nấu cao hay ngâm trong cồn để bôi, hay nghiền bột để dùng dần. Còn theo Đông y, củ Bách bộ có vị đắng, tính hơi ấm, có ít độc, có tác dụng nhuận phế, giảm ho hay sát trùng.
Theo nghiên cứu trong củ bách bộ có chứa các hoạt chất Gluxit, protit, lipit, ancaloit, rất nhiều a xít hữu cơ… rất tốt cho hỗ trợ sức khỏe và chữa bệnh. Nhất là ho, có rất nhiều trường hợp ho lâu ngày dù là chữa bằng tây y hay đông y tình trạng đều khó thuyên giảm hoặc hết sau đó tái phát lại.
Tìm hiểu: Đương Quy tăng sức đề kháng, suy nhược, thiếu máu cải thiện sức khỏe.
Trong khi đó, củ bách bộ được nghiên cứu có thành phần làm ức chế các cơn ho khi sử dụng thường xuyên bằng cách tán bột, vo viên sử dụng hoặc giã nát vắt lấy nước để ngậm. Cảm giác ngứa họng sẽ thuyên giảm đi trông thấy.
Một số nơi còn chế bách bộ thành dạng cao dính để diệt chuột hay ruồi muỗi phá hoài mùa màng với lượng độc vừa đủ. Các bệnh khác được hỗ trợ chữa từ bách bộ như:
- Trị bệnh mũi đỏ: Ngâm50g bách bộ trong 100ml cồn 95 độ, sau 10 ngày lấy ra dùng bôi 3 lần/ngày, liệu trình trên 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
- Trị ho không dứt: đem bách bộ nướng trên than đỏ cho khô lại, mỗi lần lấy một ít bột bách bộ nướng tán nhỏ ngậm với ít nước. Khoảng 15 phút rồi nuốt luôn cả cái và nước sẽ thấy êm họng ngay.
- Chữa trẻ nhỏ sốt , ho: Sử dụng bách bộ, bối mẫu, cát căn, thạch cao mỗi loại 30g tán bột, mỗi lần dùng 12g có thể vo thành viên với mật ong. Ngày dùng 2 lần trẻ sẽ đỡ sốt và giảm ho ngay.
- Tẩy giun: Trước khi tẩy dun cần cách xa bữa ăn ít nhất 3 tiếng. Tốt nhất là trước khi đi ngủ hoặc mới ngủ dậy, khi đó bụng rỗng dun sẽ tấn công vào thảo dược được đưa vào ngay lúc đó. Sử dụng bách bộ 500g, Vaselin 200g nấu thành dạng cao bôi hậu môn.
- Trị phù, vàng da cả người: Bách bộ (củ) mới đào về, rửa sạch, gĩa nát. Đắp một miếng lên rốn, lấy nửa tô xôi gĩa mềm dẻo đắp trên miếng Bách bộ vừa rồi, xong lấy khăn bịt lại 12 ngày sau thấy trong ruột có hôi mùi rượu thì tiểu được, hết phù (Dương Thị Gia Tàng Phương).
- Trị đau bụng do các loại trùng sán lạ như ăn rau sống: bách bộ đem nấu thành cao, pha với nước hoặc dạng viên uống thường xuyên ngày 1-2 lần trước khi ăn để phòng trị các loại trùng ký sinh.
- Điều trị lao phổi: Bách bộ 20g, đơn bì, đào nhân, hoàng cầm mỗi vị 10g. Sắc với 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 80ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục cách trên trong khoảng 3 tháng sẽ có chuyển biến.
- Trị ho lâu ngày: dùng 80gr bách bộgiã vắt nước đem sắc lại cho dẻo quánh như cao là được. Mỗi lần dùng 1 muỗng canh uống với nước, ngày uống 3 lần.
- Trị các loại côn trùng vào lỗ tai: bách bộ đem nghiền nát trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai, côn trùng sẽ chết ngạt hoặc khó thở và chui ra ngoài.
- Trị ho nhiều: dùng bách bộ tán nhỏ hoặc có thể sử dụng cả dây cây bách bộ, giã vắt lấy nước cốt trộn cùng với mật ong đem nấu thành cao. Mỗi lần ngậm một ít với nước tầm 15 phút sau đó nuốt từ từ
- Điều trị bệnh ngoài da, mề đay, lỡ loét, mẩn ngứa: Dùng củ bách bộ tươi rửa sạch đem cắt mỏng, xát vào chỗ ngứa hoặc giã nát lấy nước bôi lên vùng bị lỡ ngày 2 lần.
- Trị chí, rận, bọ chét: Bách bộ 120g, ngâm với 1 lít Cồn, sau 24 giờ sức ở ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Diệt bọ gậy và côn trùng: Đem củ bách bổ hoặc thân bách bộ giã nát nấu cô đặc nước sắc bách bộ đổ vào nơi có bọ gậy hay côn trùng hay lui tới. Cách này diệt bọ gậy rất hiệu quả và không cho côn trùng quay lại.
Những lưu ý khi sử dụng củ bách bộ
Thảo dược gì cũng có cái lợi và hại của nó. Chính vì thế khi sử dụng cần có liều lượng và tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Loại rượu ngâm củ bách bộ rất tốt tuy nhiên chỉ nên sử dụng một chén nhỏ trước khi ăn. Không nên dùng nó là rượu nhậu hay uống với lượng nhiều. Nhất là chưa kể khi dùng với các món ăn khác nhau dễ gây đại kị.
Bởi nếu dùng nhiều củ Bách bộ sẽ ngộ độc, gây tê liệt hoặc nôn ói, mệ mỏi trung khu hô hấp, có thể gây nên tử vong. Nếu chẳng may khi ngộ độc nhẹ, có thể giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc đem nướng lên pha với nước ấm, thêm một ít giấm ăn. Trường hợp nặng, phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu ngay không nên chậm trễ.
Tìm hiểu: Tam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt là việc phân biệt thật giả trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì thế mà cần thận trọng trong lựa chọn địa chỉ uy tín mua sản phẩm.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/