Nếu có những cơn đau quặn lâu hoặc từng cơn tại vị trí dưới rốn lệch về bên trái đối với người bệnh thì không nên xem thường. Nhất là ở nữ giới đang báo hiệu một số bệnh lý mà bạn cần có kiến thức để điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Những bệnh liên quan đến cơn đau bụng dưới bên trái
Đau vùng bụng dưới bên trái thường sẽ nguy hiểm và gặp phổ biến hơn ở nữ giới. Tuy nhiên không phải ở nam giới không có. Những cơn đau bụng dưới bên trái này có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn, tùy từng mức độ đau khác nhau và kéo dài hay không để chuẩn đoán bệnh:
Đối với nữ giới:
- Mang thai ngoài tử cung: đối với phụ nữ đã có chồng ở những tháng đầu thai kỳ, nếu xuất hiện tình trạng đau bụng dưới bên trái quặn thắt không dứt thì khả năng cao là đang mang thai ngoài tử cung và cần đi khám ngay lập tức tránh để lại hậu quả vô cùng khó lường.
- U nang buồng trứng: đây là căn bệnh khá phổ biến ở nữ nhất là những người đã lập gia đình rơi và thời kỳ trung niên. Đi kèm với những cơn đau bụng âm ỉ ở bên trái bụng dưới là kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt có màu đen, thẫm hoặc vón cục kèm theo mùi, bụng dưới căng cứng thì rất có thể đang bị u nang buồng trứng.
Tìm hiểu ngay: Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Bệnh Gì? Cách chữa trị
- Viêm vòi trứng: khi bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra cũng là một nguyên nhân do viêm vòi trứng gây nên cơn đau.
- Viêm vùng chậu: đối với bệnh nhân bị viêm vùng chậu mãn tính sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái kéo dài nhất là vào những ngày hành kinh.
Đối với nam giới: Tuy bệnh liên quan khi xuất hiện tình trạng đau bụng dưới ở nam hiếm nhưng không loại bỏ những khả năng sau:
- Viêm bàng quang là căn bệnh hay gặp ở nam giới và thường xuất hiện cơn đau ở vị trí bụng dưới nằm phía bên trái. Ngoài ra còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiết niệu và viêm loét trực tràng.
- Viêm túi thừa: tuy ít trường hợp mắc phải bệnh này nhưng biểu hiện chung là đau quặn ở vụng. Dễ bị apxe và xuất huyết nếu không điều trị kịp thời thậm chí là thủng.
- Thoát vị bẹn: đau nhức ở vùng bụng dưới bên trái kèm theo bìu sưng to và căng phồng là do tình trạng các cơ quan bên trong ổ phúc mạc bị sa ra ngoài.
Ngoài những căn bệnh được phân biệt tùy theo giới tính thì cũng có những nguyên nhân gây bệnh khiến người bệnh đau bụng dưới bên trái có thể gặp phải ở cả nam hay nữ cần lưu ý:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: bệnh này ở cả nam và nữ đều có thể có nguy cơ mắc phải. Ở nữ có thể do viêm nhiễm. Với căn bệnh này người bệnh không chỉ thấy đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng dưới bên trái mà còn cảm thấy xót nóng ở niệu đạo gây nước tiểu đục và hôi.
- Rối loạn tiêu hóa: chứng bệnh này khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do dấu hiệu cũng như nguyên nhân không rõ ràng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lâu dài không hề tốt. Thông thường, khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới bên trái kèm theo đầy hơi, trướng bụng và đại tiện khó khăn.
- Viêm loét đại trực tràng: bệnh mắc phải thường do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do di truyền. Khi lên cơn đau thường rất dữ dội kèm theo muốn đi vệ sinh ngay phân lỏng có thể lẫn máu.
Người bệnh đôi khi còn bị sốt nhẹ và thiếu máu kèm theo cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Sụt ký và cơ thể dễ suy nhược nếu để lâu.
Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái ở nam giới là bệnh gì ?
Điều trị những nguyên nhân gây dau bụng dưới bên trái
Điều đầu tiên cần làm khi đau bụng dưới bên trái là cần xác định nguyên nhân gây bệnh kèm theo các triệu chứng khác đi kèm. Các phương pháp tự nhiên sẽ được khuyến khích dùng nếu bệnh chưa đi quá mất kiểm soát .
- Đối với mang thai ngoài tử cung ở nữ: việc bị mang thai ngoài tử cung là điều không mong muốn, thai nhi sẽ không thể phát triển bình thường nên cần đến các cơ sở y tế để loại bỏ và phòng ngừa việc mắc phải tình trạng này.
- Điều trị u nang buồng trứng: u nang buồng trứng thường được điều trị bằng các loại lá thảo dược. Nhất là cam thảo bởi nó có chứa phytoestrogen, là một chất khá giống với nội tiết tố estrogen ở phụ nữ giúp loại bỏ và ổn định.
Phytoestrogen này giúp bảo vệ các mắt xích liên kết với nội tiết tố nữ estrogen khỏi những chất độc hại do u nang buồng trứng gây ra. Cách làm đơn giản là sắc nước uống ngày 2 lần và kiên trì khoảng 1 tháng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị rối loạn tiêu: triệu chứng này không quá nguy hiểm nên nhất là đối với phụ nữ mang thai nên sử dụng phương pháp tự nhiên. Mỗi sáng nên dùng một cố trà gừng giúp làm ấm đường tiêu hóa và làm ổn định tiêu hóa.
Bên cạnh đó, có thể thêm gừng vào các món ăn hằng ngày để giúp ổn định và ngăn chặn việc rối loạn tiêu hóa xảy ra ở cả nam và nữ
- Điều trị vòi trứng viêm: đối với chứng bệnh này thường sẽ cần phải có sự can thiệp của mổ nội soi để loại bỏ và xử lý triệt để.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian khác để làm giảm cơn đau quặn thắt khi lên cơn:
- Lá trầu: Nhai một vài lá trầu non đã rửa sạch cùng vài hạt muối nhỏ nuốt nước bỏ bã sẽ giúp làm cơn đau nhanh chóng.
- Nước hoa hồng: nụ hoa hồng phơi khô là một loại trà rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như trấn an tinh thần. Sử dụng hằng ngày sẽ giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa cũng như giảm cả đau bụng kinh ở nữ giới .
- Lá ổi: Khi lên cơn đau bụng có thể ngắt vài đọt ổi non đem nhai nuốt cùng một chút muối.
- Mật ong: mật ong có tính ấm rất tốt trong làm giảm các cơn đau bụng nhất là viêm dạ dày. Pha 1-2 thìa mật ong với một chút nước ấm để uống sẽ làm dịu cơn đau.