Đau bụng dưới rốn là những triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng gặp. Có thể đau bụng dưới ở giữa, bên phải hoặc bên trái. Tùy vào thời gian đau, vị trí, tuổi tác, giới tính và những triệu chứng đi kèm để xác định bệnh đang ở giai đoạn nào.
Những nguyên nhân gây nên đau bụng dưới rốn
Thông thường đau bụng dưới rốn sẽ thường gặp phải ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới do những bệnh lý thường phát sinh ra ở buồng trứng, tử cung, kinh nguyệt… hay do viêm nhiễm vùng kín cũng gây nên những cơn đau bụng dưới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau bụng dưới như:
- Rối loạn tiêu hóa: đây là dấu hiệu cũng như chứng bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây khó khăn và bất tiện cho tâm lý cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Biểu hiện của bệnh thường đau thành từng cơn hoặc âm ỉ kèm theo đầy hơi bụng, trướng bụng, khó tiêu hoặc đi ngoài phân lỏng. Đối với những bệnh nhân bị táo bón không thể tống chất thải ra ngoài càng làm cho cơn đau dữ dội hơn.
Xem thêm: 10 Nguyên nhân Đau Bụng Dưới Bên Trái ở Nam và Nữ ? Cách điều trị hiệu quả.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài khoảng một tuần thì rất có thể đang mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cần khám và điều trị dứt điểm bệnh.
- Viêm đường tiết niệu: bệnh này thường gặp phải ở nữ giới do vùng tử cung dễ bị viêm nhiễm do hậu môn khá gần hơn so với ở nam giới. Hầu hết tất cả các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu đều gây ra triệu chứng đau bụng dưới.
Người bệnh thường đi tiểu có cảm giác buốt rát, nước tiểu dục và có mùi hôi. Ngoài ra còn xuất hiện cảm giác đau tức và căng cứng ở vùng bụng. Ở nhiều người ngoài việc tiểu dắt còn có thể có máu đi kèm.
- Viêm bàng quang: là triệu chứng bệnh lý tại bàng quang bị viêm và sưng lên, điều này làm gây áp lực tới vùng xương mu khiến người bệnh cảm thấy đau tức bụng phần dưới rốn. Đau khi đi tiểu kèm buốt rát. Ngoài ra còn có thể đi tiểu ra máu.
- Bệnh trào ngược axit: là hiện tượng trào ngược axit dạ dày và cơn đau thường xuất hiện ở người trưởng thành ít nhất 1-2 lần trong tuần.
Xem thêm: Cây Khổ Sâm chữa đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trị mụn
Một khi axit bị trào ngược người bện còn có thêm triệu chứng ngoài đau bụng dưới thì xương ức giữa ngực luôn cảm thấy nóng và khó chịu. Điều này xảy ra khi người bệnh cúi thấp người hoặc mới ăn xong nằm liền. Cơn đau này sẽ tăng nhiều vào ban đêm nên cần nâng cao gối khi ngủ để giảm bớt tình trạng này.
Nếu thường xuyên bị 1-2 lần trong tuần thì không nên chủ quan và phải triều trị nhằm làm giảm axit trong dạ dày, tránh để axit trào ngược lên thực quản nguy hiểm.
- Viêm ruột thừa: thường cơn đau ruột thừa sẽ đau mạnh ở vùng dưới rốn bên phải và lan dần ra giữa bụng nên cũng thường bị nhầm lẫn với những cơn đau dạ dày thông thường. Chứng đau bụng khi bị viêm ruột thừa thường đa âm ỉ và nhất là sau khi ăn vận động liên.
Khi cơn đau cấp cần mổ ngay nhất là khi đau thắt ở vùng bụng dưới bên phải và hơi căng cứng lên. Cơn đau có thể đi kèm cả triệu chứng buồn nôn, bỏ ăn, chán ăn.
Tham khảo: Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Bệnh Gì? Cách chữa trị
- Lạc nội mạc tử cung: bệnh này chỉ xuất hiện ở nữ giới và bệnh có thể phát triển và lan ra ngoài tử cung như buồng trứng, bàng quang, cổ tử cung thậm chí ruột… Điều này xảy ra sẽ làm hạn chế, giảm khả năng mang thai nên cần điều trị để tránh ảnh hưởng đến sinh sản.
- Viêm vùng chậu: bệnh cũng thường gặp ở nữ giới do viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung qua viêm vòi trứng, buồng trứng và tử cung. Bệnh này sinh ra thường do vi khuẩn, virus và cả do quan hệ tình dục gây viêm nhiễm lây lan.
Viêm vùng chậu thường sẽ gây nên những cơn đau bụng dưới rốn thất thường, có thể đau ở 1 trong hai bên hoặc ở vùng giữa thường đi kèm khí hư bất thường, sốt nhẹ hoặc tiểu tiện khó khăn.
Tìm hiểu: Đau bụng dưới bên trái ở nam giới là bệnh gì ?
- Sỏi thận: căn bệnh này sẽ thường gặp ở cả nam và nữ. Khi cơn đau xuất hiện thường sẽ rất khó chịu, quặn dữ dội. Khi thay đổi tư thế hoặc cử động sẽ gặp tình trạng co thắt ở eo, rối loạn thân nhiệt, buồn nôn, mệt mỏi, ra mồ hôi lạnh… cần phải đi siêu âm, chụp X quang để xác định bệnh chính xác.
- Viêm vòi trứng: Khi cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới và khó chịu kèm theo mệt mỏi, đua lưng và sốt nhẹ, kinh nguyệt bị rối loạn thì rất có thể đã và đang bị viêm vòi trứng cần phải điều trị để không gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người phụ nữ.
- Mang thai ngoài tử cung: Đối với phụ nữ nếu đang ở giai đoạn đầu mang thai và kèm theo đau âm ỉ bụng dưới thì rất có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Dù không mong muốn nhưng cần đến cơ sở y tế để loại bỏ vì dù có để lại thì không thể phát triển thành thai nhi bình thường.
Tim hiểu: Chè dây chữa viêm loét dạ dày HP, viêm đại tràng, đau bụng,suy nhược
- U xơ tử cung: bệnh này thường gặp ở phụ nữ trung niên, tuy nhiên độ tuổi được trẻ hóa dần nếu đã quan hệ tỷ lệ mắc bệnh là cao hơn. Khi gặp các triệu chứng như đau bụng dưới kèm theo đau lưng và kinh nguyệt không đều. Nhất là đau khi quan hệ và sau khi quan hệ, mang thai hay bị sẩy… rất có thể đã bị u xơ tử cung.
Lời khuyên: Khi gặp phải hiện tượng đau bụng dưới rốn, nếu ở phụ nữ kèm theo kinh nguyệt rối loạn thì cần phải đi khám ngay vì rất có thể mắc các bệnh phụ khoa và liên quan tử cung, buồng trừng.
Nếu đau bụng kèm theo đi ngoài, nước tiểu đau rát có máu hay chướng bụng thì cần phải gặp bác sĩ ngay vì có thể đang có vấn đề ở đại tràng, đường ruột hoặc thận. Ngoài ra hội chứng ruột kích thích cũng rất đáng lo ngại.
Tìm hiểu: Cây nghệ đen ngăn ngừa ung thư, viêm gan, giảm cơn đau bụng, đầy hơi
Các phương pháp điều trị các bệnh đau bụng dưới thông thường
Các mẹo vặt và bài thuốc từ dân gian vẫn thường được sử dụng để làm giảm các cơn đau thắt khá hiệu quả mà an toàn như:
- Chanh nóng: thành phần trong chanh chủ yếu là vitamin C có mùi thơm và axit nhẹ giúp làm giảm cơn đau nhẹ dịu khi dùng pha với nước nóng.
- Gừng: Một cốc trà gừng nóng thêm chút mật ong giúp làm giảm cơn đau, mật ong với hoạt chất kháng viêm rất tốt cho việc làm giảm các cơn đau.
- Cây thì là: sử dụng hạt hạt thì là ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút và chắt lấy nước uống, có thể nhai hạt nuốt.