Lá tía tô hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô. Là loại rau thông dụng và quen thuộc đối với mỗi gia đình được dùng nhiều với công dụng rau thơm để ăn sống hay cho vào nước xông cảm lạnh, sốt. Tuy vậy, trong đông y, lá tía tô có nhiều công dụng trong chữa bệnh với nhiều thành phần dược tính tốt bất ngờ mà không phải ai cũng biết. Vậy lá tía tô chữa bệnh gì ? Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ đầy đủ về đều bạn cần biết.
Mô tả cây lá tía tô
Tía tô là một loại cây thuốc nam quý thuộc dạng thân thảo độ cao dưới 1m. Toàn bộ cây tía tô có màu đỏ tía, tím. Lá có răng cưa hình bầu dục dài khoảng 7-10cm rộng khoảng 5cm mọc đối. Hai mặt có thể đều tím hoặc mặt dưới có màu nhạt hơn. Lá tía tô có mùi thơm, gân hơi nổi mọc tỏa ra từ gốc. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành dạng xim ở đầu cành, đầu ngọn mọc đối có 4 tiểu nhị. Quả hình bế, hình cầu có lông và chứa nhiều tinh dầu.
Tìm hiểu: Đương Quy tăng sức đề kháng, suy nhược, thiếu máu cải thiện sức khỏe.
Cây thường được sử dụng toàn bộ bộ phận chủ yếu là dùng lá và hoa. Cây thường khi ra hết hoa sẽ rụng tự mọc cây mới. Riêng loài tía tô có mép lá quăn có tên khoa học là Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata lại được đánh giá là có giá trị sử dụng cao hơn.
Thảo dược này trước kia thường mọc hoang ở các nơi, những khu vực miền núi sau đó mới được nhân giống trồng nhiều ở nhiều nơi. Cây thường ưa sáng và dễ sống, nảy mầm tốt vào mùa mưa
Tác dụng dược lý của lá tía tô
Tác dụng trong đông y
- Nước sắc lá tía tô đều có tác dụng hỗ trợ triệu chứng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
- Có tác dụng cầm máu và làm giảm xuất tiết của phế quản, giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Tinh dầu lá tía tô giúp làm tăng đường huyết và ức chế trung khu thần kinh và giúp ức chế các loại vi trùng như trực khuẩn đại tràng.
- Theo đông y lá tía tô có tính ấm giúp giải hàn, giải độc và an thai. Thường được dùng để chữa phong hàn hay ngộ độc. Ngoài ra bên trong lá tía tô chứa một lượng tinh dầu giúp giải cảm, trị ho, long đờm, đau bụng và nôn mửa, cảm mạo.
- Còn cành tía tô cũng giúp điều trị phong tê phấp, hen suyễn, giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, cảm lạnh gây nôn mửa, ngộ độc cua cá. Tinh dầu lá tía tô giúp chữa ho, cảm lạnh, ra mồ hôi, cảm mạo và đau bụng, nôn mửa. Cành và lá giúp chữa ho trừ đờm, hen suyễn và phong tê thấp.
Đọc ngay: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu.
Tác dụng hóa học
Để trả lời cho câu hỏi lá tía tô chữa bệnh gì ? Chúng tôi xin liệt kê một số công dụng của lá tía tô như sau:
Bên trong hạt tía tô có chứa tới 40% là tinh dầu nên thường dùng để xông khi bị cảm lạnh. Và phần lớn là axit béo chưa bão hòa với thành phần chủ yếu là axit alpha-linoleic. Trong khi lá tía tô chỉ chứa khoảng 0,2% tinh dầu và các hydrocarbon, xeton, aldehyde, xeton… Các thành phần này có tác dụng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, chống viêm, dị ứng và các khối u.
Công dụng của lá tía tô
Lá tía tô thường được các gia đình dùng để ăn chung với các loại rau sống vì có mùi thơm và tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết tía tô có thể chữa bệnh như:
- Chữa Gout: Đối với những bệnh nhân bị gout thì nên ăn nhiều lá tía tô trong ngày. Nếu bệnh trở nặng thì có thể giã nát lá tía tô pha với khoảng 300ml nước ấm để uống ngay giảm đau.
- Điều trị sưng vú: Sử dụng 10 gram lá tía tô, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngừng.
- Chữa cảm mạo: Với tính ấm có sẵn trong lá tía tô cực kỳ thích hợp chữa cảm lạnh, cảm phong hàn, cảm nước… Chân tay lạnh, run, sổ mũi, đau họng. Cách chữa đơn giản với 3 cách. Dùng lá tía tô đem giã nát đun với khoảng 500ml nước sau đó chắt lấy nước uống. Kết hợp dùng lá tía tô xắt sợi nấu cháo ăn hết và dùng cả cành và lá tía tô đem xông cùng các loại lá khác như chanh, sả, cúc tần. Làm 2 ngày liên tục sẽ thuyên giảm cực kỳ nhanh.
- Chữa đau dạ dày: thành phần trong lá tía tô giúp làm giảm sự gia tăng của axit trong dạ dày từ đó giúp bảo vệ dạ dày khỏi tác hại bào mòn nhờ tanin và glucosid. Giúp chống viêm và giảm đau, làm se vết loét ở dạ dày. Sử dụng lá tía tô dưới dạng nước sắc giúp bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn và giảm dịch vị, cải thiện tình trạng đầy bụng, ợ hơi và ngừa trào ngược acid, chống co thắt hiệu quả.
- Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn: Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland chỉ ra, hoạt chất apigenin, acid caffeic và acid rosmarinic chiết xuất từ tía tô giúp phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm. Đồng thời, còn có tác dụng kích thích nâng cao tinh thần, giúp đầu óc tỉnh táo, tâm trạng thoải mái và giảm stress.
- Giảm đau nhức do gout gây ra: Mỗi khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, người bệnh có thể hái một nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt sống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá tía tô uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Tác dụng trong làm đẹp: Có rất nhiều phương pháp xông hơi da mặt giúp se lỗ chân lông, trắng da nhờ lá tía tô. Bên cạnh đó việc uống lá tía tô hằng ngày không những ngừa cảm sốt mà còn giúp trắng da, tăng độ ẩm và đàn hồi, chống lão hóa. Nên dùng lá tía tô sắc uống hằng ngày kết hợp nấu nước lá và cành để xông hoặc tắm. Ngoài ra giã lá tía tô sau đó đắp hoặc chà lên vị trí mụn sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả.
- Chữa mề đay, mẩn ngứa: Ngoài các nguyên nhân từ bên trong cơ thể thì những nguyên nhân như dị ứng, mẩn ngứa do côn trùng, cháy nắng… Có thể dùng lá tía tô giã nhỏ vắt lấy nước uống, còn phần xác thì dùng để chà xát lên các vết phần mẩn ngứa. Hoặc có thể dùng lá, cành để nấu nước tắm. Sử dụng vài lần sẽ thuyên giảm và cảm thấy dễ chịu hơn. Nên tắm nước ấm để tăng hiệu quả giảm ngứa và dịu da.
- Chữa trúng độc: Ăn phải hải sản trúng độc ngay lập tức giã nước lá tía tô cô cạn uống khi ấm. Chữa sưng vú dùng khoảng 10gr lá tía tô sắc lấy nước uống còn dùng bã để đắp vào vú.
- Trị hen suyễn: Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology vào tháng 6 năm 2000 cho thấy, dầu hạt tía tô có ảnh hưởng nhất định lên bệnh hen suyễn, giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị hen.
Những lưu ý khi dùng lá tía tô
Dù là phương pháp tự nhiên nhưng khi dùng bất cứ thứ gì chúng ta cũng cần phải cẩn thận và lưu ý
- Người có tính nóng, ấm, hay ra mồ hôi thì không nên dùng do tính nóng của tía tô
- Khi mới dùng hoặc dùng quá nhiều sẽ có tình trạng choáng, mệt mỏi hoặc táo bón
- Không nên dùng nhiều đối với phụ nữ mang thai. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng.
- Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Đối với bà bầu: Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Tìm hiểu: Cây ngải cứu giúp an thai, điều kinh, suy nhược cơ thể, cảm cúm.
Lá tía tô là loại rau hầu hết có sẵn trong mọi nhà hay đều bày bán ở khắp chợ, quán. Các hộ gia đình nên tìm hiểu các mẹo, các bài thuốc để áp dụng nhất là trị cảm gió hay gặp thường ngày rất hiệu quả. Ăn nhiều lá tía tô thường xuyên để làm ấm cơ thể và phòng ngừa cảm mạo.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/