Rối loạn tiền đình gặp khá nhiều ở mọi độ tuổi với biểu hiện cụ thể thường xuyên đau đầu, chóng mặt, nôn ói, mệt mỏi… Việc này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn khi mới xuất hiện nên thường bị bỏ lơ là. Tuy nhiên, khi bệnh không thể kiểm soát có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ sọ, nằm phía sau ốc tai với vai trò chủ yếu là duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: đi xe, đi tàu, khi di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người… tiền đình ổn định sẽ khiến mọi hoạt động hằng ngày này diễn ra bình thường.
Trong mỗi hoạt động của cơ thể sẽ buộc cho hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc và di chuyển theo, đảm bảo cho các động tác này giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Nhóm thần kinh cao cấp ở não chịu trách nhiệm điều khiển hệ tiền đình này.
Tuy rối loạn tiền đình không trực tiếp gây nên những vấn đề nguy hiểm tính mạng nhưng sự rối loạn tiền đình trung ương lại dẫn đến những chứng bệnh lý nguy hiểm khác. Hiện nay, theo nghiên cứu thì lứa tuổi trưởng thành và trung niên nhất là ở nữ giới thường mắc hội chứng này với tỉ lệ cao. Trong đó nhóm đối tượng lao động trí óc đang có xu hướng gia tăng.
Tham khảo: Suy nhược thần kinh là gì? Triệu chứng, biến chứng và Điều trị
Biểu hiện thường thấy nhất của người mắc rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi, xâm xoàng khi thay đổi tư thế đôt ngột, dễ choáng và ngã. Mắc chứng bệnh lý này luôn khiến người bệnh mệt mỏi và giảm khả năng làm việc.
Hội chứng rối loạn tiền đình này thường sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng 2 đến 3 ngày. Nếu nặng có thể kéo dài hơn. Chính vì thế cần đến cơ sở y tế kiểm tra, điều chỉnh và hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
Nên đọc: Hoa mắt chóng mặt nguyên nhân vì sao và cách điều trị.
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình
Không phải cứ chóng mặt, xâm xoàng là dấu hiệu của rối loạn tiền đình, chính vì thế cần xem xét kỹ vì còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể được phân tích rõ khi kết hợp những biểu hiện sau:
- Chóng mặt: đây là triệu chứng thường thấy ở người bị rối loạn tiền đình. Nhất là khi cơ thể hạ thấp, thay đổi tư thế đột ngột. Người bệnh có cảm giác môi trường xung quanh hoặc cơ thể đang quay tròn, chao đảo, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, khó đứng vững, hoa mắt do bị tổn thương ở đây thần kinh trung ương hoặc ngoại biên của hệ tiền đình.
- Mất thăng bằng: khi người bị rối loạn tiền đình bị chao đảo và chóng mặt sẽ kèm theo việc đi đứng không vững do tiền đình không kiểm soát được, trạng thái này như rơi vào sỉn rượu. Nguyên nhân do sự rối loạn tiền đình làm mất sự đồng bộ thông tin từ tiền đình đi về tiểu não, cảm giác sâu, ngoại tháp, mắt.
Tham khảo: Cây Lạc Tiên tác dụng chữa mất ngủ, ổn định thần kinh, mệt mỏi, tim mạch
- Ngất xỉu: Khi có sự rối loạn, máu bơm lên não không đủ nhiều thường gặp ở người bị cao huyết áp, mỡ máu, rối loạn phản xạ chức năng tim có triệu chứng đi kèm như đổ mồ hôi, mắt hoa.
- Nôn ói: người bị rối loạn tiền đình luôn đi kèm cảm giác buồn nôn, người mệt lả chỉ có thể nằm để giảm cảm giác chóng mặt, nôn ói và không thể ăn uống như bị trúng gió.
- Cảm giác chóng mặt không xác định rõ: tình trạng này khiến người bệnh luôn trong trạng thái đầu óc nặng nề, người lâng lâng kèm theo rối loạn cảm xúc như trầm cảm, dễ xúc động và gây ra tình trạng chóng mặt mất cân bằng.
Mời đọc: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình xảy ra do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó không loại bỏ những biến chứng ở các chứng bệnh lý khác gây ra như ở:
- Người bị thiếu máu thường dễ dẫn đến rối loạn tiền đình.
- Người bị mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
- Người bị viêm khớp, đau nhức khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- U dây thần kinh, viêm tai giữa, viêm thần kinh, tâm thần…
- Người thừa cân hoặc thiếu cân dễ mắc bệnh.
- Người già bắt đầu bị lão hóa một số cơ quan, cơ thể bị suy giảm chức năng.
- Phụ nữ sau sinh do, người bị mất máu nhiều do chấn thương.
Rối loạn tiền đình do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra chính xác nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Và vì thể hiện bệnh không quá rõ ràng nên thường chỉ xem xét chuẩn đoán bệnh chính xác khi khám và điều trị. Ngoài do biến chứng các tác nhân bên ngoài cũng có thể làm rối loạn tiền đình như:
- Thường xuyên stress, áp lực, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong cuộc sống cũng như công việc.
- Áp lực công việc cao và ngồi lâu một chỗ trước máy tính.
- Uống rượu bia và sử dụng chất kích thích quá nhiều.
- Người bị huyết áp thấp gây thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân thường gặp đối với người bị rối loạn tiền đình.
- Quan hệ tình dục thất thường.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và hóa chất.
Tìm hiểu: Bột Chùm Ngây giải độc gan, suy nhược, chống lão hóa, ung thư, u sơ tuyến tiền liệt
Những ai có nguy cơ dễ mắc rối loạn tiền đình
- Phụ nữ sau sinh, người lớn tuổi, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh.
- Người bị mắc các chứng bệnh về thần kinh như viêm tai giữa, tâm thần, u…
- Người bị hạ huyết áp.
- Người có nồng độ cholesterol trong máu cao.
- Người bị máu nhiễm mỡ.
- Người bị gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
- Người hay phải dùng chất kích thích thường xuyên như rượu, bia.
- Người bị các bệnh về xương khớp.
- Nhân viên văn phòng, sinh viên, người phải làm việc nhiều ngồi lâu trước màn hình máy tính.
- Người già có các cơ quan bị suy yếu và lão hóa.
Bài viết mới: Củ hoàng tinh chữa suy nhược, yếu sinh lý, rối loạn thần kinh thực vật
Một số phương pháp phòng chống rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình là một chứng sinh lý bị bất thường không được coi là bệnh nên để hạn chế bệnh tái phát và điều trị triệt để cần có thời gian kết hợp với sinh hoạt, ăn uống và tâm sinh lý, cùng nghỉ ngơi điều độ như.
- Tập thể dục thể thao đều đặn hoạt động chân tay linh hoạt.
- Những người hay làm việc dưới máy tính cần phải nghỉ ngơi sau 1 giờ làm việc khoảng 10 phút để thể dục cho mắt và trí não.
- Ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm trái cây tăng cường vitamin và sử dụng thịt đỏ tăng máu lên não.
- Đối với người huyết áp thấp cần phải sử dụng nhiều các loại trà hay đồ ngọt để ổn định huyết áp và nên khám tại các cơ sở y tế để được đưa ra lời khuyên cụ thể.