Suy thận mạn thường có triệu chứng âm thầm và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nên khó kiểm soát. Chính vì thế mà việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị kịp thời là kiến thức để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm từ suy thận mạn.
Suy thận mạn là gì?
Suy thận là sự suy giảm hoạt động lọc chất thải bình thường ở cầu thận. Suy thận được gọi là suy thận mạn khi mức lọc ở tại cầu thận giảm liên tục và thường xuyên, xảy ra cố định và liên quan đến sự giảm về số lượng nephron chức năng.
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển lâu dài mãn tính qua một thời gian dài, sự xơ hóa các nephron chức năng gây ra hậu quả của sự giảm sút mức lọc ở cầu thận chậm rãi, từ từ dẫn đến tình trạng tăng nito phi protein máu như urê, acid uric, creatinin máu…
Xem thêm: Triệu chứng suy thận ở nam giới dễ dàng nhận biết.
Sự giảm sút số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận gây ra suy thận mạn. Chỉ số này được đo khi mức lọc cầu thận giàm xuống dưới (60ml/phút) so với (120ml/phút) là ở mức bình thường thì được cho là chỉ số đã bị suy thận mạn.
Suy thận mạn là một hội chứng được chia ra làm 3 giai đoạn theo từng thời gian diễn biến: giai đoạn sớm, giai đoạn lâm sàn, 2 giai đoạn này diễn ra khá âm thầm. Trong khi đó giai đoạn cuối biểu hiện rõ ràng kèm theo hội chứng ure tăng trong máu.
Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng gì ở giai đoạn đầu, cho tới khi bước vào giai đoạn cuối thì tình trạng đã trở nên nguy hiểm và gây hại vô cùng cho người bệnh.
Đọc thêm: Viêm cầu thận: A-Z nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận mạn là gì?
Các bệnh dẫn đến suy thận mạn chủ yếu liên quan đến cầu thận, thận, bể ống thận, mạch thận…
- Bệnh viêm cầu thận mạn: nguyên nhân này được cho là gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 40% bệnh sẽ biến chứng thành suy thận mạn. Viêm cầu thận mạn là nguyên phát hay nguyên nhân thứ phát dẫn đến suy thận chỉ sau các bệnh toàn thận như lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết dạng thấp, đái đường.
- Bệnh xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính.
- Bệnh lý huyết khối vi mạch thận.
- Viêm quanh động mạch dạng nút.
- Tắc ngẽn tĩnh mạch thận.
- Mắc bệnh thận bẩm sinh do di truyền hoặc không di truyền.
- Bệnh mạch thận.
- Hội chứng Alport.
- Bệnh thận chuyển hóa Cystinose, Oxalose.
- Bệnh viêm thận bể thận mạn: triệu chứng này là chiếm tới 30% tỷ lệ dẫn đến suy thận mạn. Nếu trên bệnh nhân có sỏi thận tiết niệu thì đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở Việt Nam.
- Bệnh viêm thận kẽ: bệnh này xuất hiện nhiều với nguyên nhân chủ yếu thường do sử dụng các loại thuốc giảm đau lâu dài như Phénylbutazone, do tăng đột ngột acid uric trong máu dễ nguy cơ làm tăng bệnh gout, tăng calci máu.
- Thận đa nang.
- Các bệnh lý tạo keo: Lupus.
- Loạn sản thận.
- Bệnh hệ thống, chuyển hoá.
- Đái tháo đường.
Tìm hiểu: Cỏ tranh chữa sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu, giải độc gan, hạ huyết áp
Hiện nay nguyên nhân chính gây suy thận mạn thường là do biến chứng chủ yếu từ các bệnh như tiểu đường, mạch máu thận. Trong đó, ở các nước đang phát triển với nguyên nhân chủ yếu do sỏi đường tiết niệu, vi trùng…
Các hội chứng lâm sàn mà người mắc suy thận mạn sẽ gặp
- Thiếu máu: suy thận càng nặng thiếu máu càng nhiều và thường tùy vào giai đoạn nặng nhẹ. Đây là triệu chứng quan trọng nhất để phân biệt giữa suy thận mạn với suy thận cấp. Nếu thiếu máu hãy đọc bài ăn gì bổ máu để thêm kiến thức.
- Phù: Phù nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh. Ở giai đoạn đầu thường biểu hiện phù nề còn chưa rõ ràng. Nó chỉ xuất hiện nặng khi bước vào giai đoạn cuối.
Phù là một triệu chứng dễ thấy và thường gặp nhất của bệnh suy thận mạn. Tuy vậy, vấn đề ít hay nhiều phù nhưng một khi đã bị suy thận mạn ở gia đoạn cuối đều sẽ bị phù.
Tìm hiểu: Cỏ xước chữa đau nhức xương khớp, chống viêm, suy thận, đau đầu.
- Xuất huyết: một khi bị suy thận mạn biểu hiện đầu tiên thường chảy máu cam, chảy máu chân răng và chảy máu dưới da. Nặng hơn một chút thường gây xuất huyết tiêu hóa nặng làm xuất hiện ure trong máu và kali trong máu cũng tăng lên.
- Tăng huyết áp: đối với người bình thường việc tăng huyết áp xảy ra bình thường. Nhưng khoảng 80% bệnh nhân suy thận mạn có triệu chứng bị tăng huyết áp. Bệnh nhân suy thận mạn cần lưu ý đến việc tăng huyết áp ác tình này có thể làm suy thận nhanh chóng gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Suy tim: Suy tim xảy ra là do tình trạng giữ muối, giữ nước điều này là nguyên nhân gây tăng huyết áp lâu ngày và thiếu máu. Khi xuất hiện dấu hiệu của suy tim, thì bệnh lý suy thận mạn đang vào giai đoạn cuối. .
- Rối loạn tiêu hóa: Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn do rối loạn tiêu hóa đường ruột. Sau đó bước vào giai đoạn 2, 3 trở đi, người bệnh sẽ thấy buồn nôn, đi ngoài phân lỏng và xuất huyết đường ruột.
- Ngứa: đây là biểu hiện bên ngoài dễ thấy nhất. Nó thuộc vào giai đoạn có cường tuyến cận giáp thứ phát với sự lắng đọng Canxi ở tổ chức dưới da.
- Viêm màng ngoài tim: tiếng cọ màng ngoài tim là triệu chứng điển hình của suy mạn thận giai đoạn cuối. Triệu chứng này cho thấy sự nguy hiểm dẫn đến tử vong cao nếu không được lọc máu kịp thời
- Chuột rút: tình trạng giảm Natri và giảm Calci máu gây nên tình trạng chuột rút và hường xuất hiện ban đêm.
- Hôn mê: Khi ure trong máu tăng cao là biểu hiện đầu ở giai đoạn cuối gây hôn mê của suy thận mạn. Ngoài hôn mê người bệnh còn có thể bị co giật, rối loạn tâm thần. Do tăng Urê máu mạn là không có triệu chứng thần kinh khu trú.
Bài mới: Bột đậu đỏ tốt tim mạch, huyết áp, tiểu đường, trị mụn, giảm cân ,…
Ngoài các triệu chứng trên mà tuỳ theo từng nguyên nhân sẽ dẫn đến triệu chứng khác nhau ở suy thận mạn như thận lớn trong bệnh thận đa nang, thận ứ nước…
Cách điều trị suy thận mạn
Người ta sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn ở bệnh nhân thuộc giai đoạn 1, 2 là chủ yếu nhằm đảm bảo cho người bệnh giữ được chức năng thận với thời gian dài nhất có thể.
Điều trị nhắm đến mục tiêu:
- Kiểm soát huyết áp ổn định.
- Giảm thiểu sự tích lũy của ure và những độc tố thuộc ure.
- Ngăn ngừa xơ vữa và ảnh hưởng tim mạch.
- Giữ cân bằng nước điện giải và calcophospho.
- Làm chậm tiến triển của suy thận.
Ở giai đoạn cuối và gần cuối người bệnh buộc phải lọc máu thậm chí ghép thận để giảm thiểu khả năng tử vong.