Lá diếp cá vẫn thường được ưa dùng trong các bữa ăn thông thường là kết hợp với các loại rau khác ăn sống giúp thanh nhiệt, mát cơ thể và khá ngon miệng với vị hơi chua và giòn. Tác dụng của lá diếp cá có rất nhiều. Sau đây là một số bài thuốc dân gian dùng diếp cá chưng hay nấu nước trị mụn hay đặc biệt là trĩ, tăng cường sức khỏe …
Mô tả lá diếp cá
Tên gọi rau diếp cá được gọi với nhiều cách khác như giấp cá, dấp cá, rau giấp. Loại rau này có tên danh pháp là Houttuynia cordata, một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.
Rau diếp cá rất phổ biến ở các lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.
Rau này có đặc điểm mọc quanh năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15–50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông.
Xem thêm: Tác dụng của tinh bột nghệ với da có thực sự tốt không?
Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.
Dân thợ mộc trong Nam xưa hay cữ ăn giấp cá vì họ cho rằng nếu không lúc cưa cây, cưa gỗ giấp vô mắt cá bị thương.
Tên ting Anh của nó là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn). Nếu tính theo g% thì trong mỗi cây diếp cá có chứa rất nhiều các thành phần có lợi cho cơ thể như: Nước 91,5; protid 2,9; glucid 2,7, lipit 0,5, cellulose 1,8, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1. Tính theo mg%: calcium 0,3, kali 0,1, caroten 1,26, vitamin C 68.
Tìm hiểu: Bột đậu đỏ tốt tim mạch, huyết áp, tiểu đường, trị mụn, giảm cân ,…
Tác dụng của lá diếp cá
Có thể bạn chưa biết, rau diếp cá có tác dụng chữa khá nhiều bệnh.
- Tác dụng đầu tiên phải kể đến của lá diếp cá là trị mụn: Rau diếp cá có tác dụng chống khuẩn rất tốt, kháng viêm nên làm tiêu và gom cồi mụn nhanh chóng. Vì vậy mặt nạ từ lá diếp cá hay nước cốt lá diếp cá rất tốt trong việc điều trị mụn trứng cá, mụn viêm.
Ngoài ra, để ngừa mụn nên dùng 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch, giã nát với chút muối sau đó đắp hỗn hợp này lên nốt mụn giúp kháng khuẩn, kiềm dầu nhờn và làm se lỗ chân lông hỗ trợ ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Thông tin thêm: Nghệ đen mật ong chữa dạ dày, trị mụn cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra có thể thêm một thìa mật ong trộn với nước chắt lá diếp cá đắp lên da sẽ giúp da căng mịn, chống lão hóa và giảm rõ thâm nám đồng thời ngừa mụn hiệu quả. Đắp mặt nạ lá diếp cá tốt nhất nên dùng trước khi đi ngủ và có thể lưu lại qua để da có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.
- Điều trị táo bón: đem sao khô 10g lá diếp cá đã rửa sạch để ráo, sau đó hãm với nước cho sôi khoảng 10 phút, dùng nước này để uống thay trà hàng ngày giúp điều trị táo bón và ngăn ngừa mắc táo bón hiệu quả.
- Viêm tuyến sữa, tắc tia sữa: dùng khoảng 30g lá diếp cá giã nát cùng khoảng 10g lá cải trời. Sau đó hãm nước sôi vào hỗn hợp này vắt lấy nước uống, phần bã trộn với giấm gạo hoặc giấm táo rịt bầu vú để chống viêm.
- Chữa trĩ: trĩ có nguyên nhân chính yếu do nóng trong người, thường xuyên ăn uống cay nóng và sử dụng chất kích thích. Chính vì thế mà người bị trĩ nên bổ sung lá diếp cá thường xuyên vào bữa ăn. Ngoài ra có thể nấu lá diếp cá và thêm muối để xông và ngâm rửa, phần bã có thể đắp vào búi trĩ. Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm về lá trầu không chữa bệnh trĩ.
- Trị bệnh sốt xuất huyết: sử dụng mỗi loại 1 nắm khoảng 100gr thảo dược bao gồm lá diếp cá, lá cỏ mực, rau ngót, đem tất cả đi sắc uống đặc nhiều lần trong ngày có khả năng giúp hạ sốt và giải cảm.
- Điều hòa kinh nguyệt không đều: dùng 40g lá diếp cá, 30g ngải cứu, đem hỗn hợp này rửa sạch và đem giã nát hoặc nấu nước uống cốt. Sử dụng nước này uống liền 5 ngày uống trước kỳ kinh 10 ngày. Giúp điều hòa kinh và trị rối loạn, trị đau bụng khi hành kinh.
- Điều trị viêm âm đạo: dùng 20g cả cây và lá diếp cá, 10g bồ kết, 1 củ tỏi 1 tất cả đem nấu nước đun sôi khoảng 1 lít nước. Dùng nước này để xông hơ và vệ sinh vùng âm đạo. Mỗi ngày làm 1 lần và kiên trì khoảng 1 tuần bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.
- Điều trị đái buốt, đái dắt: Dùng 50g lá diếp cá, 50g rau má, 50g rau mã đề. Tất cả vị này đều có tính mát có tác dụng ngoài điều trị còn giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể. Tất cả đem đi rửa sạch giã nát vắt lấy nước uống thường xuyên sẽ giúp đi tiểu lại bình thường.
- Trị sốt ở trẻ: dùng 30g lá diếp cá tươi đem rửa sạch, giã nát và thêm 1 bát nước rồi đun sôi, để nguội và uống một ngày làm một lần. Bên cạnh đó nên lấy bã đắp vào vùng thái dương giúp trị sốt, hạ sốt, tiêu viêm và trị ho.
- Điều trị sỏi thận: sửu dụng 20g lá diếp cá, 10g cam thảo đất, 15g rau dệu. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang, kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng. Ngoài ra có thể dùng lá diếp cá sao vàng hạ thổ sau đó hãm với nước sôi để uống hằng ngày. Kiên trì khoảng 2 tháng.
- Điều trị mụn nhọt sưng viêm: Ăn nhiều lá diếp cá tốt nhất là ăn sống giúp thanh nhiệt, giải độc, sau đó giã nát lá diếp cá và đắp vào nốt mụn giúp nhanh sẹp, tiêu viêm.
- Điều trị viêm phế quản: dùng 20g lá diếp cá, 20g cam thảo đất sau đó sắc lên đặc đặc, sệt và dùng uống ngày 1-2 lần giúp long đờm, giảm ho, tiêu viêm.
- Chữa ho: Lấy 1 nắm lá diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ hoặc giã nát cùng chút muối. Dùng nước vo gạo là tốt nhất để đun lá diếp cá và chắt lấy nước cốt để uống. Làm 2 đến 3 lần sau ăn cơm giúp làm mát cơ thể và tiêu viêm.
Nguồn: https://www.tudiencaythuoc.com/