Bệnh tiểu đường có thể được điều trị và theo dõi bệnh tại nhà. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thực phẩm hay ăn uống trở nên khó khăn và khổ sở khi phải lựa chọn giữa nên và không nên. Nhóm bệnh này cần phải kiêng khá nhiều vậy làm sao để đủ chất và dinh dưỡng?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một loại chứng bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Và tiểu đường nếu không thể kiểm soát sẽ liên quan đến rất nhiều cơ quan chức năng khác. Làm ảnh hưởng và hình thành bệnh như xơ vữa, bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não…
Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao vì vậy mà cần chọn những loại thực phẩm phù hợp chứa cacbohydrat để cải thiện bệnh tình và giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra người bệnh cần có chế độ luyện tập, đi phộ, thể dục phù hợp.
Tiểu đường kiêng ăn gì và nên ăn gì
Có 6 loại nhóm thực phẩm trong mỗi khẩu phần ăn của mỗi người khá đa dạng. So với người bình thường, trong những nhóm này có những loại có thể và không thể ăn để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể ở mức ổn định:
- Nhóm thịt, cá: đây là nhóm thực phẩm khá quan trọng cung cấp protein và năng lượng cho cơ thể.
Không nên dùng nhóm cá, thịt có nhiều mỡ mà nên ăn thịt cá nạc, bỏ mỡ và da. Các loại gia xúc, gia cầm không nên ăn da. Hạn chế ăn dầu mỡ từ động vật hay chiên xào quá nhiều mà nên hấp, luộc hoặc ăn sống
- Nhóm rau, củ: Nên ăn nhiều rau, củ cung cấp chất xơ và đồng thời không nên ăn rau đã chiên xào mà nên ăn sống để giữ nguyên hàm lượng vitamin có trong rau. Bên cạnh đó hạn chế các loại củ như củ cải đường, mía, củ cải trắng…
- Nhóm tinh bột: nhóm này thì nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo còn vỏ cám, đậu đỗ, đậu hà lan, đậu xanh, rau củ… chế biến bằng cách hấp, nấu và nướng hạn chế dầu mỡ.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh tiểu đường, nguyên nhân và biến chứng
Hạn chế dùng gạo trắng, bột sắn, bánh mì trắng miến, các loại củ nướng. Đặc biệt khi sử dụng các loại củ chứa nhiều tinh bột cần ăn ít hay hạn chế tối đa cơm chứa nhiều đường glu.
- Nhóm chất béo đường: Nên chọn các chất béo không bão hoà từ thực vật như dầu oliu. Dầu đậu nhành, dầu cá chứa omega 3…
Hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng cholesterol dẫn đến bệnh tim mạch như lòng động vật, thịt mỡ và các loại bánh kẹo ngọt, nước co gas hay các loại mứt sấy…
- Nhóm hoa quả: Ăn nhiều các loại trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe không chỉ đối với người mắc bệnh tiểu đường. Không nên sử dụng nước ép trái cây thay vì ăn nguyên chất và đặc biệt không thêm kem, mật ong, nước sốt…
Hạn chế các loại trái cây đã sấy khô hay các loại nước trái cây đã qua bảo quản chế biến, đóng chai, các loại sữa nguyên kem…
- Nhóm sữa: nên chọn loại sữa ít đường dành cho người ăn kiêng, thừa cân để sử dụng. Hạn chế uống quá nhiều chỉ nên từ 1-2 ly trên ngày.
Bên cạnh đó bổ sung chất đạm có khoa học: Người bệnh nên sử dụng các loại chất đạm có thịt nạc đặc biệt là thịt bò thay vì thịt heo hay thịt gia súc. Bởi trong chúng chứa nhiều axit linoleic tổng hợp.
Nó có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu rất tốt để kiểm soát lượng đường nhưng vẫn đủ dinh dưỡng. Ngoài ra trong thịt bò còn có hoạt chất chống ung thư thay vì loại đạm khác.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì ? Và kiêng ăn gì
Các loại thực phẩm nên ăn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Đào và chery hay loại trái mọng nước nói chung là một nguồn hoạt chất là cacbon-hydrate vừa đủ để bổ sung cho người bị bệnh tiểu đường và chỉ số đường huyết cao. Cần cân bằng và điều chỉnh hợp lý trong tuần khẩu phần ở hai loại này.
- Dâu tây: là một loại quả mọng nước, trong dâu tây có chứa một hàm lượng cacbon-hydrate thấp rất thích hợp cho người tiểu đường. Dùng dâu tây có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng để giảm bớt lượng đường trong khẩu phần ăn.
- Đu đủ: là loại trái cây khá phổ biến và nhiều vitamin A, nó cung cấp đủ cacbon-hydrate cho khẩu phần ăn. Đối với bữa sáng có thể dùng 2 miếng đu đủ cùng 1 hũ sữa chua không đường là đủ năng lượng cho cả ngày dài.
Mời đọc: Lá vối điều trị gout, tiểu đường, viêm đại tràng, mỡ trong máu, bệnh ngoài da
- Quả cóc: những bệnh nhân tiểu đường họ thường sử dụng nước ép cóc thay cho các loại nước ép hoa quả khác rất tốt và khá ngon. Nó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở mức độ 2.
Cách làm cũng khá đơn giản, để bảo quản được lâu nên tách hạt bỏ vỏ sấy khô và tán mịn mỗi ngày dùng 3 lần uống mỗi lần 1 thìa là đủ. Nên uống cách bữa ăn khoản nữa tiếng. Sử dụng khoảng trên 1 tháng đã có thể làm giảm lượng đường trong máu và nồng độ trở lại mức ổn đinh.
- Dưa lưới và Quả bơ: trong bơ chứa một lượng chất béo tốt như trong olive. 2 loại trái cây này có thể sử dụng được hằng ngày nhất là dứa lưới có độ ngọt tự nhiên và kiểm soát đường trong máu ở mức ổn định.
Bưởi và Cam: bưởi là loại trái cây được nhiều người sử dụng để giảm cân cho nên lượng đường trong bưởi an toàn cho người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó chứa nguồn vitamin dổi dào đáp ứng nhu cầu cacbon-hydrat cho cơ thể.
Tìm hiểu: Rau Sam chữa tiểu dắt, tiểu đường, sơ vữa động mạch, kiết lỵ, khí hư
Nguyên tắc trong việc ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Người bênh cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc ăn uống trong khẩu phần ăn để tránh biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết. Giúp ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của biến chứng. Nên:
– Không nên ăn ít bữa và ăn quá nhiều mà nên chia khẩu phần thành nhiều bữa khác nhau trong ngày để làm giảm đường huyết trong máu.
– Không nên cơ thể rơi vào trạng thái quá đói hoặc quá no mà nên chia bữa ổn định và đều đặn.
– Không nên thay đổi đột ngột các dạng thực phẩm trong tuần.
– Người bệnh nên hoạt động nhiều ít nhất 40 phút mỗi ngày hay chơi các môn thể thao, yoga phù hợp với thể trạng, sức khỏe. Giúp phòng tránh và hạn chế mắc bệnh tiểu đường nhất là người ở độ tuổi trung niên.