Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Biểu hiện không quá rõ rệt mà khi đi khám bệnh mới phát hiện. Nghe là bệnh phổ biến nhưng nếu không chữa trị, bệnh sẽ kéo thêm nhiều hệ lụy ảnh hưởng lớn đến các bộ phận chức năng khác trong cơ thể.
Bệnh sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận xuất hiện do cặn bã, các chất dư thừa không thể đào thải ra ngoài và bị đúc kết, nước tiểu bị kết tinh lại tạo thành kết tủa như ta vẫn thường thấy hình viên sỏi gọi là sỏi thận.
Nguyên nhân bệnh không quá rõ ràng mà phát sinh từ lối sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Lười vận động, uống nước ít, ăn quá mặn, quá nhiều protein và chất kích thích sẽ làm lâu ngày hình thành sỏi.
Xem thêm: Viêm cầu thận: A-Z nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Những biểu hiện cụ thể của bệnh sỏi thận
- Hay đau vùng thắt lưng đi kém rối loạn tiểu tiện: Khi đổi tư thế đột ngột sẽ hay gây đau vùng thắt lưng lan xuống xương chậu. Thậm chí đôi khi thấy buồn nôn, mệt mỏi. Đau bụng đôi khi âm ỉ cũng có khi đau thắt dữ dội vùng có thận.
- Đi tiểu cảm thấy buốt rát. Trường hợp này xảy ra là khi sỏi thận di chuyển từ niệu quản vào bàng quang, lúc này sỏi thận đã kích thích bàng quang và gây ra tình trạng đau rát khi tiểu tiện.
- Tiểu ra máu: đây là biểu hiện rõ ràng nhất của sỏi thận. Khi có sỏi thận sẽ làm trầy xước mô máu và làm trộn vào nướ tiểu do lớp màng trong thận rất yếu và mỏng nên dễ gây thương tổn. Do đó mà khi tiểu nước tiểu có màu đỏ. Đây la dấu hiệu rõ ràng và tiến triển bệnh đang nặng hơn.
Đọc thêm: Suy thận mạn – Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
- Tiểu ít và tiểu nhiều lần: Khi sỏi thận đi qua niệu quản sẽ kích thích làm người bệnh phải đi tiểu nhiều. Khi sỏi phát triển sẽ gây chèn ép, tắc niệu quản nên khi đi tiểu không thể đi hết được và làm ngẽn chất cặn bã làm bệnh nặng hơn.
- Sốt cao, ớn lạnh: Sỏi thận làm nhiễm trùng đường tiết niệu khiến người bệnh hay, dễ bị sốt cao và có cảm giác ớn lạnh.
- Đau bụng, buồn nôn: Các dây thần kinh trong đường ruột đều có liên quan với nhau. Sỏi xuất hiện làm tắc ngẽn và gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây nôn ói.
- Sưng phù tay chân cũng là một dấu hiệu cần cân nhắc khi bị sỏi thân cần lưu ý.
Nếu thấy những dấu hiệu trên cần nhanh chóng đi kiểm tra và xác định mức độ bệnh và tìm hướng giải quyết. Nếu coi thường làm bệnh nặng hơn sẽ là nguy cơ của các chứng bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, vỡ thận…
Tham khảo: Triệu chứng suy thận ở nam giới dễ dàng nhận biết
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận
- Ăn uống không khoa học, sử dụng quá nhiều muối, ăn quá mặn: Những thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ nhất là mỡ động vật sẽ gây tăng lượng tuần hoàn máu tới thận và đồng thời làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật. Lúc này thận phải làm việc nhiều quá mức bình thường gây sỏi.
- Uống ít nước: điều này luôn quan trọng kể cả với người bình thường. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết. Uống ít nước khiến nước tiểu trữ lại và đậm đặc khiến các chất cặn bã đọng lại hình thành sỏi.
Bài hay: Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận, đái rắt đái buốt, chữa trĩ
- Bỏ bữa, đặc biệt buổi sáng: buổi sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất để duy trì một ngày làm việc và hoạt động hiệu quả. Túi mật là cơ quan phải bài tiết dịch vào thời gian buổi sáng. Nếu không có thức ăn để tiêu hóa dịch mật sẽ tích tụ lại trong túi mật. Khi đó lượng cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi thận.
- Sử dụng thuốc không khoa học: Đối với các loại thuốc nếu uống không đủ liều lượng, không theo hướng dẫn quá nhiều hoặc ít sẽ làm cô đọng lại cặn bã và các chất dư thừa tạo thành sỏi ở thận.
Cách điều trị bệnh sỏi thận
Hiện nay có 2 phương pháp được dùng để điều trị sỏi thận. Nếu sỏi ít và nhỏ thường sẽ được tư vấn dùng thuốc để làm tiêu sỏi và kết hợp cùng chế độ sinh hoạt ăn uống để điều trị. Phương pháp tây y này sẽ cần phải phẫu thuật hoặc bắn sỏi đối với sỏi thận có kích thước lớn.
Đối với phương pháp đông y, thì dùng các loại thuốc, thảo dược để uống làm tiêu sỏi được sử dụng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài và tiến triển bệnh khá chậm. Nhưng điểm mạnh nhất đối với phương pháp này là hiệu quả lâu dài.
Đọc ngay: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng
Trong đó vị thuốc đông y Kim tiền thảo là vị thuốc chủ đạo trong việc bài trừ và làm tiêu sỏi thận nhanh và an toàn nhất. Kim tiền thảo có khả năng bài tiết dịch mật có ở trong gan, bên cạnh đó giúp kháng viêm và chống viêm tốt nên có thể giảm được nguy cơ cao tạo sỏi thận.
Kim tiền thảo đặc biệt còn có thể sử dụng tốt cho người từng phải phẫu thuật lấy sỏi thận. Ngoài ra, các loại thảo dược khác như mía giò, thổ phục linh, dứa dại giúp điều hòa nồng độ canxi, kháng viêm, tiêu thũng, trị được kể cả sỏi thận mãn tính cũng thường được kê trong các bài thuốc chữa bệnh.
Trong khi đó, phương pháp tây y chỉ chữa tạm thời và sỏi có thể xuất hiện lại và tái phát trong thời gian ngắn vừa tốn kém lại rất mất công sức.
Tìm hiểu: Chuối cô đơn chữa sỏi thận, tiểu đường, táo bón, đau bụng, phù nề
Ngoài việc điều trị, phòng bệnh cũng là một vấn đề lớn mà mọi người cần lưu tâm. “Phòng bệnh hơn chữa bênh” chưa bao giờ sai đối với tất cả các trường hợp:
- Uống nhiều nước để tăng dần thói quen. Ít nhất 2 lít mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên rèn luyện thể chất, siêng năng hoạt động.
- Không nên nhịn tiểu gây ứ tắc dễ gây sỏi.
- Tuyệt đối không bỏ bữa sáng.
- Tích cực ăn rau xanh và bổ sung trái cây, rau củ.
- Hạn chế ăn các chất dầu, mỡ và thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật.
- Hạn chế ăn quá mặn trong khẩu phần ăn thường ngày.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có gas hay thuốc lá.
- Hạn chế bổ sung thực phẩm giàu đạm, protein.
- Kiểm tra sức khỏe, siêu âm định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm điều trị.