Viêm cầu thận là bệnh nói chung các vấn đề liên quan ở thận. Một bộ phận quan trọng cơ thể mà một khi bị ảnh hưởng sẽ để lại hệ lụy cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí làm ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể nếu không phát hiện kịp thời.
Viêm cầu thận là bệnh gì?
Thận là bộ phận mà ở đó có các bộ lọc nhỏ được tạo thành từ các mạch máu nhỏ đóng vai trò và nhiệm vụ lọc máu. Đào thải các dịch, cặn bã, điện giải và chất thải ra ngoài từ đường tiểu gọi chung là nước tiểu.
Nếu cầu thận bị mất chức năng, ảnh hưởng hay phá hủy thì thận không thể làm việc bình thường và hiệu quả được. Dẫn đến những hệ lụy và mất chức năng, dẫn đến tình trạng suy thận nói chung và các bộ phận liên quan ảnh hưởng khác.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận ở nam giới dễ dàng nhận biết
Viêm cầu thận có thể tự xảy ra do cơ thể mà không có tác động nào khác gọi là viêm cầu thận tiên phát. Trong khi đó, nếu là một biến chứng từ các bệnh liên quan như tiểu đường… thì được gọi là viêm cầu thận thứ phát.
Viêm cầu thận được chia làm 2 dạng là cấp tính và mãn tính:
- Viêm cầu thận cấp tính: Là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ đang trong độ tuổi từ 4-8 tuổi. Ở thể trạng này bệnh được cho là không quá nguy hiểm và không đáng lo ngại và chỉ theo dõi.
- Viêm cầu thận mãn tính: Đây được cho là dạng chuyển thể nguy hiểm đã đang và sẽ khiến các đơn vị lọc máu bị hư hại, gây tồn đọng chất cặn bã, chất dịch nhầy lại ở cầu thận mà không thể đào thải ra ngoài gây độc hại cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính gây suy thận nguy hiểm.
Đọc thêm: Suy thận mạn – Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Triệu chứng khi mắc bệnh viêm cầu thận
Những dấu hiệu mà người bệnh có thể quan sát và biểu hiện rõ ràng trong sinh hoạt hằng ngày như:
- Cảm thấy đầy bụng khó tiêu và ăn uống kém đi, cơ thể sút cân không rõ nguyên do.
- Huyết áp đột ngột dễ tăng cao.
- Da khô, mất nước còn có thể kèm theo ngứa.
- Thường bị chảy máu cam.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu có chút máu và nổi bọt.
- Hay đau nhức các cơ khớp, tê nhức xương khớp vào ban đêm là chủ yếu.
- Hay cảm thấy khó thở, ho khan.
- Thừa cân.
Còn đối với những trường hợp đi khám tại các cơ sở thì các dấu hiệu cụ thể sau đang báo động người bệnh đang gặp phải tình trạng viêm cầu thận:
- Thiếu máu
- Nồng độ protein trong ngày ở nước tiểu đạt mức 0,2-3g.
- Chỉ số ure có trong máu tăng lên, mức độ đạt trên dưới 1g/l.
- Lượng cặn addis có trong bạch cầu đạt 20.000/phút, lượng cặn trong hồng cầu là 100.000-500.000/phút. Dấu hiệu này là trường hợp có thể có hoặc không xuất hiện ở tất cả bệnh nhân viêm cầu thận.
Dựa vào các dấu hiệu chỉ số đo được ở bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác nhận và chỉ ra được người bệnh đang ở tình trạng cấp tính hay mãn tính và cho lời khuyên cũng như phương thức điều trị phù hợp.
Nên đọc: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm cầu thận
Nguyên nhân chính gây nên viêm cầu thận chủ yếu là những biến chứng gây nên bởi các bệnh lý liên quan ở thận như:
- Tiểu đường: Tiểu đường được cho là nguyên nhân thứ phát chính của viêm cầu thận, phát sinh do các vấn đề xảy ra trong hoạt động lọc máu ở cầu thận. Bệnh tiểu đường cunxgc ó thể tác động ngược trở lại và gây nên tình trạng viêm cầu thận mãn tính.
- Cao huyết áp: cao huyết áp kéo dài liên tục cũng là nguyên nhân dẫn đến các ảnh hưởng cơ bản ở viêm cầu thận.
- Suy yếu miễn dịch: Khi cơ thể bị suy yếu miễn dịch, yếu kém sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm, làm các tế bào cầu thận bị tổn thương và trụ trặc. Gây tổn thương tế bào gây nên tình trạng viêm cầu thận mãn tính.
- Thoái hóa tinh bột: tình trạng này xảy ra khi các protein tích tụ lại một cách bất thường trong các cơ quan và các mô gây nên thoái làm viêm cầu thận.
- lupus ban đỏ hay bệnh lý thận IgA tái phát liên tục mà không được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân gây nên viêm cầu thận mãn tính.
- Xơ hóa cầu thận: Việc bị xơ hóa gây nên các vết thương ở thận làm viêm nhiễm cũng là nguy cơ gây viêm cầu thận.
- Viêm họng do liên cầu gây nên.
- Việc sử dụng nhiều hóa chất và các loại thuốc có hại cho thận. Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid mạnh (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
Tham khảo: Sơn thù du chữa thận hư, yếu sinh lý, đái rắt, kinh nguyệt không đều
Quá trình gây nên bệnh và phát triển bệnh: Ban đầu người bệnh có thể sẽ bị viêm họng, biểu hiện nhiều khi ho. Sau đó bệnh nhân có thể sẽ sốt kèm theo đau họng, amygdale sung to, mủ kéo dài. Bên cạnh đó người bệnh có thể sẽ bị sưng ở mí mắt, mặt và loan toàn thân.
Đi tiểu ít đi, nước tiểu sậm màu có thể kèm theo máu, huyết áp bắt đầu tăng mạnh lên. Thần kinh có ảnh hưởng, ngủ gà, ngủ lơ mơ và lên cơn co giật và khó thở do suy tim đang diễn ra, tiếp theo là ho mạnh và có thể trào bọt, suy hô hấp và trường hợp xấu nhất gây tử vong.
Điều trị bệnh viêm cầu thận
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ kê dơn theo tình trạng. Nếu do huyết áp sẽ cần phải hạ và điều chỉnh. Nếu nguyên nhân do sử dụng thuốc cần phải thay đổi, nếu hệ miễn dịch bị suy yêu các bác sĩ có thể sử dụng corticosteroid để làm giảm đáp ứng miễn dịch.
Tìm hiểu: Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận, đái rắt đái buốt, chữa trĩ.
Theo dõi lượng muối, ure, protein để điều chỉnh nếu đó là nguyên nhân. Nếu tình trạng đang ở mức gây suy thận cần phải lọc máu hay cuối cùng cần phải ghép thận.
Việc điều trị cũng cần được kết hợp cùng chế độ sinh hoạt hằng ngày như hạn chế muối trong khẩu phần ăn, thường xuyên tập thể dục và uống nước đủ, kiểm soát trọng lượng ổn định, không hút thuốc và điều chỉnh huyết áp ở mức có thể kiểm soát.
Ngoài ra các bài thuốc dân gian từ thảo dược cũng được khuyến khích sử dụng như: cỏ xước và cẩu tích, tơ hồng xanh và xích đồng, dây đau xương và tục đoạn. Các bài thuốc này có được bào chế thành các dạng thực phẩm dạng cao mà người bệnh có thể thao khảo ở bác sĩ.