Bệnh viêm nhiễm phụ khoa gặp nhiều ở nữ giới do vệ sinh, ăn uống hay quan hệ vợ chồng không an toàn… Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người bênh như ngứa, rát, có mùi hôi, dễ gây rối loạn kinh nguyệt và để lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản.
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa do rất nhiều yếu tố và nguyên nhân gây nên mà rất ít phụ nữ biết và phòng tránh, bảo vệ bản thân.
- Vệ sinh cá nhân không đúng cách: đối với phụ nữ việc vệ sinh vùng kín rất quan trọng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, dùng băng vệ sinh kém chất lượng. Hay sử dụng quần chíp quá 2 ngày. Băng vệ sinh không thay quá 4 giờ sẽ là nguyên nhân gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến bệnh viêm âm đạo.
- Mất cân bằng nội tiết tố cơ thể như ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh hay thời điểm hành kinh ở mỗi tháng, mang thai rất dễ tạo điều kiện gây viêm nhiễm vùng kín, nấm hay ký sinh trùng xâm hại.
- Mặc quần lót chưa khô, còn ẩm ướt, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần giặt chung với quần áo của người đang bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm sinh sôi và phát triển.
Mời đọc: Xà sàng tử chữa bệnh phụ khoa, viêm nấm âm đạo, chữa yếu sinh lý, trĩ ngoại
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người không bảo vệ, không vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ… Là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa từ người này sang người kia và là điều kiện thuận lợi cho vi kkhuẩn xâm nhập.
- Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, ăn uống không đủ chất, sức đề kháng kém.
- cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý phụ khoa.
- Các tác nhân gây bệnh khác như trùng, vi khuẩn gây viêm âm hộ, âm đạo, nấm ký sinh trùng candida…
- Tiến hành khám, xét nghiệm, các thủ thuật phụ khoa ở những nơi không an tòan, không vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn lây nhiễm, các thiết bị thăm khám không được khử trùng trước khi đưa vào tử cung như để xét nghiệm, nạo phá thai, đặt vòng tránh thai…
- Sự thiếu hụt và giảm lượng nội tiết estrogen của buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh. Lúc này môi trường âm đạo trở nên khô ráp và trung tính tạo điều kiện khiến cho virus, nấm và tạp trùng dễ tấn công và sinh sôi, phát triển ở tại âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm.
Đối với phụ nữ nhất là phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã lấy chồng sinh con việc bảo vệ vùng kín, âm hộ cần phải được thắt chặt hơn. Nhất là giai đoạn hành kinh, môi trường máu là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn, nấm đi vào cơ thể qua con đường tử cung nhanh nhất.
Xem thêm: Viêm Lộ Tuyến Tử Cung Ở Phụ Nữ Có Nguy Hiểm Không?
Chính vì thế cần được bảo vệ, vệ sinh và đảm bảo an toàn. Vì nó gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, sinh hoạt hằng ngày và thậm chí, trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các bà mẹ.
Làm gì để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa
Vệ sinh âm hộ an toàn, đúng cách, khoa học:
- Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho vùng nhạy cảm để tránh các vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào trong. Vệ sinh hằng ngày giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và hạn chế các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm nấm ngứa âm đạo.
- Nên dùng đồ lót sáng màu để dễ nhận thấy bất thường ở dịch âm đạo, sử dụng chất liệu thoáng mát, không mặc đồ quá chật hay quá rộng.
- Luôn giữ gìn vùng kín ở trạng thái khô thoáng, sạch sẽ. Tránh việc tắm rửa xong không lau khô mà mặc đồ vào ngay gây ẩm, mốc và tạo mùi dễ gây nấm ngứa.
- Không được thụt rửa âm đạo quá sâu đối với người đã quan hệ vợ chồng. Hạn chế sử dụng dung dịch tẩy rửa quá mạnh không dùng cho da nhạy cảm, vùng kín.
Xem thêm: Chu Kỳ Kinh Nguyệt là bao nhiêu ngày ? Cách tính chuẩn xác nhất
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh.
- Bổ sung ngoài thịt cá cần thêm nhiều loại trái cây, rau củ quả, chất xơ để cung cấp đầy đủ vitamin và tăng cường hệ miễn dịch từ trái cây chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt sử dụng nước ép từ trái cây rất tốt cho phụ nữ nói chung.
- Việc ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm cho âm đạo phải tiết dịch nhiều khiến nhiệt ở âm đạo cao hơn dễ tạo điều kiện cho nấm, viêm nhiễm phụ khoa sinh trưởng.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng không những không tốt cho dạ dày và sưc khỏe mà còn vì những chất này có thể gây kích thích và phản ứng làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá….
- Hạn chế các loại hải sản, vì đây là loại thực phẩm có hàm lượng đạm khá cao dễ gây ra nóng cơ thể, hay có thể bị ngứa và khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn .
- Quan hệ tình dục cần sử dụng bảo vệ an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
- Duy trì thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện và điều chỉnh cách vệ sinh và bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Tham khảo: Lá Trầu Không chữa bệnh về da, viêm da, bệnh trĩ, táo bón, phụ khoa
Thăm khám phụ khoa như thế nào đúng cách
Việc thăm khám phụ khoa là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ. Định kỳ 6 tháng 1 lần giúp phát hiện bệnh và nhận lời khuyên hợp lý từ bác sĩ chuyên khoa. Việc thăm khám chia ra hai loại là phụ nữ đã và chưa quan hệ.
- Phụ nữ chưa quan hệ tình dục: đối với phân loại này, bác sĩ sẽ có cách thăm khám riêng không ảnh hưởng đến màng trinh. Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán thông qua kỳ kinh có ổn định không? Thời gian hành kinh bao lâu? Khi hành kinh có kèm theo đau bụng dữ dội hay không?
Đọc thêm: Cao ích mẫu điều hòa kinh nguyệt, trị huyết hư, huyết trắng
Có bị ngứa, rát hay có mùi khó chịu không? Sau đó, họ sẽ lấy một ít chất dịch nhỏ ở phía ngoài cổ tử cung để đi xét nghiệm, tiến hành phân tích xem có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm về phụ khoa hay không.
- Phụ nữ đã quan hệ tình dục (đã có chồng): đối tượng này sẽ đối mặt với những bệnh phụ khoa nhiều hơn đối với phụ nữ còn nguyên màng trinh. Cách tiến hành khám nghiệm cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bằng cách đưa dụng cụ, máy móc vào âm đạo để chụp, soi và xét nghiệm. Kèm theo những biểu hiện đi kèm về kinh nguyệt và dấu hiệu nhận biết để chuẩn đoán và điều trị bệnh đi kèm như nấm ngứa hay viêm nhiễm…